Vô t́nh koi nét thấy bài này hay quá, và cần b́nh luận cho rơ dàng kẻo...Trống đánh xuôi kèn thổi ngược.?
Tiếng Việt nào?
Trong các buổi thuyết tŕnh về tiếng Việt đây đó cũng như các buổi tu nghiệp dành cho giáo viên tiếng Việt tại Úc, một trong những câu hỏi tôi thường nghe nhất là: Có nên dạy “tiếng Việt của Việt Cộng” cho học sinh và sinh viên ở nước ngoài? Mới đây, tôi lại nghe một câu hỏi khác từ một người bạn làm trong ngành truyền thông: Thính giả của đài là người Việt trong nước, đài có nên sử dụng từ ngữ Việt Nam Cộng Ḥa thời trước không?
Thú thực, nghe những câu hỏi như thế bao giờ tôi cũng có chút bối rối. Bối rối không phải v́ không biết cách trả lời. Bối rối chỉ v́ tôi hiểu những băn khoăn và day dứt trong ḷng họ khi đặt ra những câu hỏi ấy. Rơ ràng đó không phải là những câu hỏi thuần túy học thuật. Những câu hỏi ấy xuất phát chủ yếu từ những dằn vặt về tâm lư, những ám ảnh về chính trị, và đặc biệt từ những kư ức khốn khổ của chiến tranh và của sự phân hóa.
Từ góc độ học thuật, không có cái gọi là từ ngữ Việt Cộng hay từ ngữ Việt Nam Cộng Ḥa.
Lư do:
Thứ nhất, sự phân biệt giữa Việt Cộng và Việt Nam Cộng Ḥa là sự phân biệt thuần túy chính trị. Mà ngôn ngữ, ở cấp độ từ vựng, lại không có tính chính trị. Những từ như “ngụy”, “cách mạng”, “giải phóng”, “cải tạo”, “đăng kư”, “khẩn trương”, “bộ đội”, “lính thủy đánh bộ”, v.v. tự chúng, chả có tội t́nh ǵ cả. Chúng là những yếu tố nằm trong kho từ vựng tiếng Việt. Phần lớn những từ ấy đă có từ lâu. Ngay một số từ ghép lạ tai với người miền Nam như “lính thủy đánh bộ” cũng bao gồm những từ tố quen thuộc vốn đă có sẵn trong tiếng Việt. Tính chính trị của từ không nằm trong bản thân của các từ ấy. Tính chính trị chỉ có trong các sử dụng. Chữ “giải phóng”, chẳng hạn, hoàn toàn phi chính trị. Nhưng dùng chữ “giải phóng” để chỉ ngày 30 tháng Tư, ví dụ: “ngày giải phóng”, “khi đất nước được giải phóng”, yếu tố chính trị mới xuất hiện.
Nhớ, đầu năm 1990, khi Mỹ và lực lượng Đồng minh (bao gồm 34 quốc gia khác nhau) đánh bật quân đội Iraq của Saddam Hussein ra khỏi Kuwait, nhiều người làm báo ở hải ngoại đă phân vân không biết dùng chữ ǵ để dịch khái niệm “liberation of Kuwait” vốn được sử dụng đầy dẫy trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Dĩ nhiên ai cũng biết “liberation” là giải phóng. Nhưng người ta lại ngần ngại không muốn dùng chữ “giải phóng” v́, một phần nó gợi lại ấn tượng đau buồn ê chề của họ sau năm 1975; phần khác, v́ nó phảng phất âm hưởng… Việt Cộng. Nhưng sự ngần ngại ấy không kéo dài được lâu. Tránh né cách ǵ, cuối cùng, người ta cũng bắt buộc phải dùng chữ “giải phóng” để chỉ việc quân đội của Saddam Hussein bị đánh bật ra khỏi Kuwait và việc người dân Kuwait hân hoan chào đón tự do và độc lập. Không có chữ ǵ khác. Dùng riết, trong bối cảnh ấy, chữ “giải phóng” bỗng trở lại nguyên nghĩa của nó. Mà như thế, kể cũng phải. Đứng một ḿnh, chữ ấy hoàn toàn trong sáng. Và trong sạch. Đối với người dân Kuwait, chữ ấy vang lên như một tiếng reo. Nó chỉ trở thành nặng nề với người Việt ở miền Nam mà thôi. Nói cách khác, vấn đề ở đây chỉ là vấn đề cách sử dụng. Nghĩa là ở ngữ cảnh. Chỉ ở ngữ cảnh.
Tương tự như vậy, cách đây mấy năm, ở trong nước, khi dịch cuốn De la démocratie en Amériquecủa Alexis de Tocqueville, dịch giả Phạm Toàn phải sửa “Dân chủ ở Hoa Kỳ” thành “Nền dân trị ở Hoa Kỳ”. Lư do: Ông biết nhà nước Việt Nam hiện nay rất dị ứng với chữ “dân chủ”.
Thứ hai, không nên quá phóng đại vai tṛ của chính phủ hoặc đảng cầm quyền trong lănh vực ngôn ngữ. Ngôn ngữ, tự bản chất, là một quy ước xă hội, h́nh thành từ sự đồng thuận của cả cộng đồng. Bản thân ông Hồ Chí Minh, với tư cách người có quyền lực cao nhất ở miền Bắc từ sau năm 1945, đă muốn “cải cách” chữ quốc ngữ với những cách viết như “kách mệnh” hay “zải phóng”, những kết hợp từ như “dân quân gái” hoặc “người lái” (phi công), cuối cùng cũng thất bại. Hơn nữa, theo dơi kỹ t́nh h́nh trong nước, chúnng ta có thể thấy ngay, từ mấy chục năm nay, chính quyền và đảng Cộng sản hầu như bỏ ngỏ lănh vực ngôn ngữ. Có rất nhiều việc họ cần làm và nên làm, nhưng họ hoàn toàn không làm. Rơ nhất là về phương diện chính tả cũng như việc phiên âm nhân danh và địa danh nước ngoài. Phần lớn các đề nghị thay đổi đều có tính chất tự phát và nảy sinh từ một số cá nhân có thiện chí (có khi đúng có khi sai) hơn là từ một quyền lực chính trị nào.
Thứ ba, không nên quy các phương ngữ vào hai phạm trù Việt Cộng và Việt Nam Cộng Ḥa. Sự khác biệt giữa một số từ vựng mà nhiều người hay lên tiếng hoặc để bênh vực hoặc để đả kích phần lớn đều thuộc phạm trù phương ngữ. Mà phương ngữ lại là một hiện tượng lâu đời ở Việt Nam. Từ lâu, một số từ vựng ở miền Nam, miền Bắc và miền Trung đă khác nhau. Hầu hết những khác biệt ấy đều có tính chất địa lư, xă hội và lịch sử hơn là chính trị. Nơi th́ gọi “túc cầu”, nơi th́ gọi “bóng đá”; nơi th́ gọi “phi trường”, nơi th́ gọi “sân bay”; nơi th́ gọi “quan thuế”, nơi th́ gọi “hải quan”; nơi th́ gọi “trực thăng”, nơi th́ gọi “máy bay lên thẳng”… Th́ cũng b́nh thường. Như ngày trước, chúng ta đă có những khác biệt giữa “heo” và “lợn”, giữa “cha” và “bố”, giữa “cân” và “kư”, giữa “xe lửa” và “tàu hỏa”, “xe hơi” và “xe ô tô”, “xe đ̣” và “xe khách”, giữa “cá quả”, “cá lóc” và cá tràu”, v.v.
Thứ tư, ngôn ngữ, cũng giống như đời sống, không ngừng vận động và phát triển. Hễ trong xă hội xuất hiện những sản phẩm mới hoặc những hiện tượng mới, những nhận thức mới người ta lại có những nhu cầu đặt ra những từ mới. Nhớ, năm 1996, lần đầu tiên về nước, tôi cảm thấy rất thú vị khi nghe người ta gọi trà Lipton (loại trà bỏ trong gói nhỏ nhúng thẳng vào nước sôi để uống) là trà giật giật; cái robinet (đồ vặn nước ở bồn tắm hoặc bồn rửa mặt) loại mới là cái gật gù (chỉ cần đẩy lên hay xuống chứ không cần vặn theo chiều kim đồng hồ); ḅ beefsteak là ḅ né… Nghe, thoạt đầu, thấy ngồ ngộ; sau, ngẫm lại, thấy cũng hay hay. Tôi chẳng thấy có ông hay bà Việt Cộng nào trong những chữ ấy cả. Tôi chỉ thấy có cuộc đời.
Nói tóm lại, theo tôi, phần lớn những sự phân biệt giữa từ Việt Cộng và từ Việt Nam Cộng Ḥa là những sự phân biệt giả. Đứng về phương diện từ vựng, đó là những sự khác biệt, một, có tính chất phương ngữ; hai, xuất phát từ những thay đổi trong đời sống. Không nên gắn chúng với một nội dung chính trị nào. Ví dụ, ở nhiều trường tiếng Việt ở hải ngoại hiện nay, nhiều người vẫn khăng khăng dùng chữ “văn phạm” thay cho chữ “ngữ pháp” với lư do chữ “văn phạm” là chữ của ta, c̣n chữ “ngữ pháp” là chữ của Việt Cộng. Người ta quên hoặc không biết, ở miền Nam, năm 1963, Nguyễn Hiến Lê và Trương Văn Ch́nh đă có cuốn Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam (Nhà xuất Đại học Huế); năm 1968, Lê Văn Lư đă có cuốn Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam (Bộ giáo dục xuất bản); năm 1970, Doăn Quốc Sỹ và Đoàn Quốc Bửu đă có cuốn Lược khảo về ngữ pháp Việt Nam (Trường Đại học Sư phạm Sài G̣n xuất bản), v.v. Sự chọn lựa giữa chữ văn phạm và chữ ngữ pháp, do đó, chỉ là một chọn lựa có tính học thuật: chữ “ngữ pháp” càng ngày càng được nhiều người sử dụng v́ người ta nhận thấy nó chính xác hơn chữ “văn phạm” v́, một, đối tượng khảo sát của “grammar” chỉ dừng lại ở cấp độ từ, ngữ và câu chứ không phải là văn chương; và hai, ngôn ngữ, tự bản chất, chỉ có tính quy ước với một số cách thức (pháp) kết hợp chứ không có tính quy phạm (norm). Sự khác biệt giữa hai chữ “xa lộ” và “đường cao tốc” cũng nên được nh́n nhận như vậy: chữ sau hợp lư hơn v́ ở thời đại ngày nay, sự phân biệt giữa các loại đường xá là ở tốc độ cho phép chứ không phải ở loại xe, nhất là giữa xe đạp và xe hơi như ngày xưa.
Tôi đề nghị nên xem một số khác biệt trong từ vựng hiện nay là những khác biệt có tính phương ngữ, vừa là ngôn ngữ địa phương vừa là phương ngữ xă hội.
Nhận định ấy dẫn đến mấy hệ luận chính:
Một, mọi phương ngữ đều b́nh đẳng. Không có phương ngữ nào là đúng hơn phương ngữ nào cả. Không thể nói chữ “heo” đứng hơn chữ “lợn”, “cha” hay “ba” đứng hơn “bố” hay “tía”; “mẹ” đúng hơn “má”. Cũng như trong tiếng Anh hiện nay, không ai nói tiếng Anh ở Anh th́ đúng hơn tiếng Anh ở Mỹ hay ở Úc hoặc Canada. Khái niệm một thứ ngôn ngữ chuẩn (standard language) bị xem là đă lỗi thời.
Hai, mỗi phương ngữ, một mặt, có một vùng hoạt động riêng; mặt khác, không ngừng giao tiếp với nhau. Con vật người miền Nam và miền Trung gọi là con heo th́ người miền Bắc gọi là con lợn; nhưng ngay ở miền Nam và miền Trung, người ta cũng gọi là “bánh da lợn” chứ không phải “bánh da heo”, và ở miền Bắc, người ta cũng xem “phim con heo” chứ không phải “phim con lợn”.
Ba, giữa các phương ngữ không ngừng có cuộc cạnh tranh gay gắt để được chấp nhận và phổ biến trong cả nước. Các cuộc cạnh tranh ấy chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xă hội và văn hóa. Chính trị chỉ là một phần. Từ năm 1975, chính quyền đặt tên Sài G̣n là thành phố Hồ Chí Minh, đến nay, dân chúng vẫn cứ gọi là Sài G̣n.
Bốn, sự tồn tại của các phương ngữ chỉ có tác dụng làm giàu cho tiếng Việt. Sự tồn tại của chữ “sân bay” bên cạnh chữ “phi trường” giống như sự tồn tại của chữ “nhà thơ” bên cạnh chữ “thi sĩ” hay “thi nhân”. Những chữ như “khẩn trương”, “bức xúc” hay “đăng kư”… đều hay nếu biết cách sử dụng (t́nh h́nh khẩn trương, không khí căng thẳng, hành động gấp gáp; tâm trạng bức xúc; đăng kư xe và ghi danh học, v.v.).
Trộm nghĩ: Tiếng Việt là của người Việt chứ không phải của riêng một triều đại nào. Mỗi triều đại chỉ có thể nắm chính quyền một thời gian giới hạn nào đó thôi. C̣n nước Việt và tiếng Việt th́ luôn tồn tại vĩnh cửu, đời đời…
Mỗi triều đại qua đi th́ tiếng Việt do người dân Việt đă t́m ṭi, sáng chế ra những từ ngữ mới để diễn tả t́nh huống xă hội biến chuyển cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước mà triều đại đó nắm chính quyền lúc bấy giờ. Th́ hóa ra triều đại đó sẽ mang những từ ngữ ấy đi theo hay chăng?
Tiếng Việt được h́nh thành, một phần từ tiếng Trung quốc, tiếng Pháp hoặc tiếng La tinh, hay tiếng Mỹ, tiếng Nga… Và bây giờ những nước đó đă ra đi cả rồi, mà ḿnh vẫn dùng những tiếng du nhập đó đấy chứ?
Thiết nghĩ, trào lưu tiến bộ về mọi mặt như vũ băo của toàn cầu. Chẳng hạn, trước 1975 mấy ai đă biết đến máy computer là ǵ. Ấy vậy mà ngày nay nhà nào mà chả có computer. Cho nên ngôn ngữ tiếng Việt (cả trong và ngoài nước) cũng phải phát triển thêm một số danh từ mới để trở nên phong phú hơn và gia tài tiếng Việt cũng sẽ giàu có hơn lên. Nhất là để mọi người Việt Nam có thêm phương tiện truyền đạt ư tưởng của ḿnh.
Nếu phân biệt từ ngữ này của cộng sản, từ ngữ kia không cộng sản th́ chỉ làm cho tiếng Việt trở nên nghèo nàn và què quặt so với tiếng nước ngoài mà thôi. Cho nên, hăy xem từ ngữ là sản phẩm của xă hội; của sự sinh hoạt giữa con người với con người… Nó là vốn liếng chung của mọi người Việt chứ không là của riêng một chế độ nào cả.
Nói một cách cụ thể. Chế độ cộng sản rồi sẽ phải đào thải, như một quy luật mà lịch sử đă chứng minh. Khi họ ra đi, dứt khoát họ không sao mang theo những từ ngữ tiếng Việt đă được phát sinh ra thời gian họ cai trị. V́ những lẽ trên, chúng ta cứ sử dụng mọi từ ngữ tiếng Việt, bất kể dưới chế độ nào, bất kể của quốc gia nào, miễn là đă được người dân Việt dùng đến và đă trở thành Việt hóa.
Để ngôn ngữ được phát triển tựa hồ như con đ̣ vượt lên ḍng nước chẩy ngược. Nếu không lên được th́ sẽ bị nước đẩy suôi ḍng; bị tụt lùi lại phía sau./.
aka47
member
REF: 632333
05/25/2012
AK lại nghĩ khác một chút , tiếng Việt qua bao nhiêu thời đại đă đạt được sự trong sáng của nó , nhưng từ khi VN áp đặt dưới cai trị của Cọng Sản th́ sự trong sáng không c̣n nữa và rất nhiều từ vựng vay mượn của Trung Quốc để sử dụng và riết rồi thành thói quen mà cứ thế người ta sử dụng thoải măi chẳng ai nêu thắc mắc làm chi.
Nay , anh Tiến đặt câu hỏi th́ rơ là anh rất quan tâm đến chữ nghĩa của VN , âu đây cũng là một sự may mắn sống c̣n của tiếng Việt.
Viết ra th́ dài ḍng lắm , thôi th́ khi nào VN có Hàn Lâm Viện để thống nhất chữ viết và thống nhất sử dụng tiếng Việt sao cho đúng th́ may ra TIẾNG VIỆT C̉N NƯỚC VIỆT C̉N.
hihii
ototot
member
REF: 632360
05/25/2012
Theo tôi, ngôn ngữ là sản phẩm tất nhiên cuả cuộc sống, cho nên người ta nói cái ǵ, viết cái ǵ, là phản ảnh cuả cuộc sống mà!
Suy ra, cuộc sống mà hài hoà, trong sáng, th́ ngôn ngữ cũng sẽ như thế; c̣n cuộc sống mà ... không ra ǵ, th́ ngôn ngữ nó cũng sẽ ... như thế!
Vậy cơ bản ở đây là làm sao ta xây dựng được một cuộc sống cho nó "văn minh", th́ tự nhiên ngôn ngữ nó cũng sẽ được như thế, chứ cuộc sống mà cứ ... "mất dạy", th́ cái "Hàn Lâm Viện" cũng sẽ gồm toàn những thành phần ... "mất dạy", để hợp thức hoá cái ngôn ngữ ... "mất dạy" đó hay sao??? (Tôi xin lỗi dùng cụm từ "mất dạy" là để chỉ những thứ tồi tệ, vô lư, ấm ớ, vớ vẩn, chứ không phải để chửi bới hay ám chỉ ai!)
Thân ái,
aka47
member
REF: 632362
05/25/2012
Thưa OT.
Theo AK biết th́ Hàn Lâm Viện là những người không lệ thuộc vào chính quyền , không theo sự chỉ đạo của chính quyền , mà là những trí thức biết chọn lựa từ ngữ tiếng Việt trong sáng để sửa đổi áp dụng.
Chính v́ vậy mà cho đến ngày nay không ai dám chủ trương để lập Hàn Lâm Viện dưới thời Cọng Sản. V́ khi lập sẽ phải đi ...lề bên phải , vậy th́ đó không phải là Hàn Lâm Viện.
Nếu VN ta có Hàn Lâm Viện th́ VN thực sự có tự do , có hạnh phúc , có đa đảng đa nguyên và có đối lập.
Lúc đó người dân có dân trí cao và lúc đó mới tin vào sự độc lập của Hàn Lâm Viện.
hihii
phamdagiang
member
REF: 632372
05/26/2012
Thân ái cám ơn bác OTOTOT, bác chỉ nói có vài ḍng: "Theo tôi, ngôn ngữ là sản phẩm tất nhiên cuả cuộc sống, cho nên người ta nói cái ǵ, viết cái ǵ, là phản ảnh cuả cuộc sống mà!". Như vậy đă đầy đủ ư nghĩa mà tôi muốn tŕnh bầy cũng phải nhiều trang mới lọn nghĩ như bác thu tóm.
ototot
member
REF: 632396
05/26/2012
Cảm ơn bác PĐG đă nhận xét về tính thích "ngắn gọn" cuả tôi, v́ nhiều khi viết dài th́ hay làm loăng ư, làm người đọc khó tiêp thu được truyền tải cuả người viết.
Luôn tiện, xin được dài ḍng hơn một chút về ư kiến cuả aka47 về "cái gọi là" Hàn Lâm Viện cho nước ḿnh, qua t́m hiểu về Hàn Lâm Viện ở các nước khác.
Được biết nick aka47 là thành viên ở Mỹ, nên tôi xin được viết thêm chút chút về Hàn Lâm Viện (Academy) ở Mỹ.
“Hàn Lâm Viện Quốc Gia Khoa Học” cuả cả nước Mỹ (The National Academy of Sciences, viết tắt là NAS), đă được Tổng Thống Abraham Lincoln kư sắc lệnh thành lập ngày 3-3-1863, có tôn chỉ là “điều nghiên, thí nghiệm, và tường tŕnh về bất cứ đề tài nào trong lănh vực khoa học và nghệ thuật” khi có yêu cầu cuả bất cứ bộ phận, ban ngành nào cuả chính phủ. (Ví dụ Bô Giáo Dục, Giao Thông, Công Nghiệp… có điều ǵ khúc mắc, th́ giao cho Hàn Lâm Viện nghiên cứu rồi đề xuất ư kiến, chứ không ai khác được "phát biểu linh tinh"... như thường thấy ở xứ ḿnh!)
Ư niệm nước Mỹ cần có một tổ chức ở cấp cả nước để chuyên lo về phát triển khoa học và công nghệ, thực ra không phải là điều mới mẻ ǵ.
Ngay từ năm 1743, Benjamin Franklin đă cho thành lập “Hiệp Hội Triết Học Mỹ” (American Philosophical Society, APS).
37 năm sau th́ có Hàn Lâm Viện Nghệ Thuật và Khoa Học (American Academy of Arts and Sciences) ra đời.
60 năm sau nưă, th́ lại tổ chức ra “Viện Phát Triển Khoa Học” (National Institute for the Promotion of Sciences).
Đến giưă Thế Kỷ 19, th́ có “Định Chế Smithsonian” (Smithsonian Institution) và Hàn Lâm Viện Thăng Tiến Khoa Học (American Academy for the Advancement of Science, AAAS) được thành lập thêm...
Cứ theo những dữ liệu và thời điểm, việc thành lập Hàn Lâm Viện cho một quốc gia, cho dù là đă phát triển tột độ như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga…, chắc là đ̣i hỏi thời gian đến cả vài thế kỷ, chứ đâu phải là chuyện đơn giản như là vài bài đăng cuả cá nhân này hay cá nhân nọ, trong bối cảnh lịch sử biến động mới trong ṿng vài chục năm...!
Thân ái,
tiendaoduy
member
REF: 632469
05/27/2012
Xin chào bà con NCD...Quả thực tôi lăn tăn nhiều về tiếng việt. V́ bi giờ nghiă của nó rộng wá xá luôn. VD có một ngươi hỏi... Hum wa mưa to bể nhà mày đầy không.? Ngươi kia trả lời độc một câu là "Tràn" thế là thế nào hả bà con..???
ototot
member
REF: 632472
05/27/2012
Nếu không phải là thắc mắc "lắt léo", th́ câu trả lời đơn giản là:
"Đầy" (Full) = Nước mưa đă hứng được vào bể đến sức chưá tối đa cuả bể. (Hầu hết nhà ở nông thôn Việt Nam (ngày xưa) đều có xây bể để chưá nước mưa, v́ nhiều nơi không có nước máy, phải dùng nước giếng, nước sông, nước ao...)
"Tràn" (Overflow) = Nước mưa vượt sức chưá tối đa cuả bể, nên tràn ra ngoài.
Thân ái,
aka47
member
REF: 632474
05/27/2012
Thứ nhất chữ "tràn" không được viết hoa v́ nó không phải danh từ riêng.
Thứ hai chỉ nói một chữ "tràn" như vậy là quá đủ , không cần phải lặp lại câu hỏi , chẳng hạn nói... Hôm qua trời mưa bể của tao nước tràn ra ngoài luôn.
Trả lời như vậy là dư...v́ khi xưng hô "mày tao" th́ không cần phải khách sáo lắm.
Tiếng Việt rất hay và phong phú , không có một ngôn ngữ nào trên thế giới biết ca vọng cổ như VN đâu.
hihii
phamdagiang
member
REF: 632476
05/27/2012
Thưa bác OTOTOT!
Nhận thấy, lời lẽ của bác luôn rơ ràng, rạch ṛi, trong sáng mọi t́nh huống. Vậy mà bác vừa trả lời câu hỏi mang tính "lắt léo" ẩn dụ một điều ǵ đó, rất mơ hồ! Thiết nghĩ chỉ có tác giả mới hiểu ngầm ư đó mà thôi.
Vậy mà bác vẫn suy luận để trả lời, dù trả lời lưỡng nghĩa; không chính xác (Đầy=full hoặc Tràn=overflow).
Xin có lời bái phục tấm ḷng rộng mở của bác./.
Kính bác.
tiendaoduy
member
REF: 632477
05/27/2012
Cảm phục Bác oto và aka lun, tuy ở ngoại quốc mà sành tiếng Viet. Quả thực nếu ngươi nước ngoài bập bẹ tiếng Việt mà nghe đối thoại như vậy th́ ngươi ta hiểu là bể nước nhà anh kia ở trên đập thủy điện kia...có phải không ạ..?
tiendaoduy
member
REF: 632478
05/27/2012
Cảm ơn Bác phamdagiang nhiều, góp í của Bác đă mở cho chúng cháu nhiều hướng đi chắc chắn hơn. Chúc Bác vui khoẻ..!
phamdagiang
member
REF: 632482
05/27/2012
Chào người bạn trẻ "TIEUDAODUY".
Người xưa có dạy: "Quân tử hiếu học, bất xỉ hạ vấn" (người tài cao, đức lớn mà ham học hỏi, không lấy làm xấu hổ phải hỏi người dưới ḿnh).
Nếu câu nói trên của bạn là chân thật, th́ pdg thành thật xin có lời suy tôn 'tieudaoduy' là bậc quân tử trong thiên hạ thời nay, và chắc chắn bạn sẽ thành đạt mọi mặt trên đường đời mà bạn đang dấn bước...
Vui mừng lắm lắm./.
pdg
aka47
member
REF: 632483
05/27/2012
Anh Tiến chỉ hỏi cho có hỏi thui... chứ anh Tiến biết tuốt tuồn tuột rùi.
Vậy mới gọi là Diễn Đàn chứ.
hihii
tiendaoduy
member
REF: 632538
05/28/2012
kính 2 Bác lăo thành cao tuổi ôt và phamdagiang vui khỏe... Em aka xí xọn nè, vậy mà có thứ anh hông có biết VD như mặt mũi em ra sao, co xinh hông đó...hehehe
Xin mời cả nhà koi clip này xem tiếng Việt ḿnh có hay khônh nào.?
traithom
member
REF: 633213
06/09/2012
Xin góp một chút phân tách với Tiendaoduy về từ "giải phóng".
Sau ngày ba mươi tháng Tư năm 1975, từ giải phóng là một từ được ngụy trang do thành phần lănh đạo đảng cộng sản để lường gạt nhân dân miền Bắc. Nhưng đối với nhân dân miền Nam th́ sau ngày 30 tháng 4, 1975 được gọi là sau ngày miền Nam bị "cưỡng chiếm" bởi cộng sản bắc Việt. Nếu bây giờ có lực lượng nào đánh bại cộng sản Việt Nam th́ được gọi là giải phóng dân Việt khỏi ách thống trị bởi cộng sản Việtnam và bọn xâm lăng Trung Quốc trong nay mai.
V́ Sadam Husein cưỡng chiếm Kuwait, nên khi quân đồng minh Mỹ xua đuổi lính Irag ra khỏi Kuwait lấy lại sự tự do và tự trị cho dân Kuwait th́ được gọi là "giải phóng" Kuwait khỏi ách thống trị của Sadam Hussen (Xin lỗi không nhớ tên độc tài của dân Irag).
Ngôn ngữ luôn biến chuyễn cho thích ứng với từng thời và từng địa phương, tuy nhiên khi ngôn ngữ của một địa phương ở một khoăng thời gian trong lịch sử th́ nên duy tŕ để bảo toàn tính cách trung thực và thuần túy của nó. Hy vọng khi chúng ta hội nhập được những từ mới, chúng ta cũng không quên những từ cũ với ư nghĩa thuần nhất của nó.
Thân Mến,
TT.
tiendaoduy
member
REF: 633242
06/09/2012
Cảm ơn bạn traithom rất nhiều v́ commet của bạn rất chính xác với nghĩa của tiếng Việt ḿnh. Rất mong qusy vị góp ư thêm nhiều...mong lắm lắm.