tiendaoduy
member
ID 79514
01/01/2015
|
Học nghề đắt hàng, “đại học thất nghiệp“
Học nghề đắt hàng, “đại học thất nghiệp“
TP - Tốt nghiệp đại học, sau nhiều năm t́m việc không thành, không ít bạn trẻ đă quay lại học nghề. Hiểu nghề, biết nắm bắt nhu cầu thị trường, không ít học viên đă có mức thu nhập cao lại không tốn quá nhiều thời gian, chi phí đào tạo.
Đầu bếp đang là nghề hot, dễ kiếm việc làm hiện nay Đầu bếp đang là nghề hot, dễ kiếm việc làm hiện nay
Nghề hot, lương cả ngàn đô
Là Tổng bếp trưởng đầu tiên trong khách sạn quốc tế 5 sao Sehraton, anh Nguyễn Công Chung chia sẻ, lựa chọn nghề đầu bếp đă thay đổi cuộc đời anh. Khi làm đầu bếp, anh được đi khắp các nước Á, Âu để giới thiệu món ăn Việt Nam. Nghề cũng mang lại cho anh nhiều vinh quang, thu nhập tốt và trên hết là sự hài ḷng, con cái luôn tự hào có bố là một đầu bếp giỏi.
Anh chia sẻ: “Cũng như bao nhiêu bạn trẻ khác, khi học xong THPT tôi đứng giữa ngă ba đường, học nghề hay học đại học”. Khi đó, may mắn một người họ hàng đă khuyên nhủ anh đi học nghề nấu ăn.
Anh cũng từng nghĩ, nghề nấu ăn chỉ dành riêng cho phụ nữ. Nhưng khi ghi tên vào học trung cấp nghề nấu ăn, anh mới hay, không riêng ḿnh mà có rất nhiều nam thanh niên cũng nuôi đam mê với nghề bếp núc.
Nghiêm túc học tập, chịu khó sáng tạo, chỉ sau một năm học nghề, anh được đánh giá tay nghề khá. Ra trường, anh được nhận việc ở một nhà hàng Ấn Độ với mức lương tính bằng USD. Tuổi trẻ, ham mê thử nghiệm, anh nói vui, bếp nhà luôn như băi chiến trường sau mỗi ngày anh h́ hụi với những món ăn. Nhờ đó, anh đă biến tấu được những món ăn Á, Âu mang hương vị riêng, phù hợp cho nhiều đối tượng.
Sau đó, anh trúng tuyển vào làm đầu bếp của 2 khách sạn Daewoo và khách sạn Metropole. Anh lựa chọn khách sạn Metropole để đầu quân cùng lúc làm thêm ở một nhà hàng trên phố Hàng Trống.
Có kinh nghiệm, có tay nghề anh được mời về làm việc ở khách sạn quốc tế 5 sao Sheraton trong vai tṛ bếp phó, bếp chính và năm 2013 anh được chọn làm Tổng bếp trưởng người Việt đầu tiên trong hệ thống khách sạn quốc tế 5 sao của Tập đoàn Starwood.
Nguyễn Văn Dũng quê ở Hà Tĩnh, tốt nghiệp ĐH Sư phạm nhưng không t́m được việc làm. Giấu tấm bằng ĐH, Dũng làm chân bồi bàn cho cửa hàng ăn, quán cà phê suốt hai năm ṛng. Một lần, được đầu bếp chính nhà hàng anh chạy việc gợi ư quay lại học nghề, Dũng đă ghi danh vào một trường nghề học làm đầu bếp.
Vừa học vừa làm, sau 2 năm học nghề xuất sắc, Dũng được giới thiệu vào đứng bếp cho một nhà hàng trên phố Nguyễn Thái Học (Hà Nội) với mức lương ban đầu 800 USD.
Sau khi tốt nghiệp khóa học sửa chữa ô tô ở Trường cao đẳng nghề Công nghệ cao, Trần Anh Trung sinh năm 1988 được nhận về làm việc ở một xưởng ô tô tại Hà Nội với mức lương gần chục triệu đồng. Có tay nghề lại chịu khó học hỏi kinh nghiệm những người đi trước, không bao lâu anh trở thành thợ cứng của xưởng với thu nhập gần 20 triệu đồng/tháng.
Anh chia sẻ, “so với mức lương nhà nước ít ỏi của bạn bè anh rất hài ḷng với công việc và thu nhập hiện tại”.
Ngày càng nhiều người chọn học nghề
Ông Nguyễn Xuân Hùng, Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội cho hay, gần 40 năm trường đào tạo nghề đầu bếp chưa có năm nào trường phải đau đầu v́ lo đầu ra cho học sinh. V́ chú trọng đào tạo chuyên sâu lại là ngành nghề xă hội luôn cần đến nên có tới 90% học sinh sau khi ra trường có ngay việc làm tại các nhà hàng, khách sạn, tự mở nhà hàng kinh doanh.
Nhiều người đă trở thành bếp trưởng của những khách sạn 5 sao như Daewoo, Sheraton Hà Nội. Ngoài ra, một lượng học sinh không nhỏ được các bếp ăn tập thể, trường học thuê về làm việc với mức lương khá.
Nghề cơ khí đang là nghề hot, dễ kiếm việc làm hiện nay
“Để học sinh khi ra trường không bị chê là không có kinh nghiệm, ngay từ sau năm học thứ nhất trường tạo điều kiện cho học sinh vừa học vừa làm tại một đơn vị nào đó có hưởng lương”, ông Hùng cho hay. Như vậy, ngoài học thực hành ở trường, khi làm việc ở các nhà hàng chính là cơ hội cho học sinh trải nghiệm, học tập.
Ông Nguyễn Quang Tuyền, Trưởng pḥng đào tạo và quản lư học sinh, sinh viên trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội cho biết, những năm gần đây doanh nghiệp khó khăn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới đầu ra của sinh viên.
Tuy nhiên, cũng có những ngành trường không đáp ứng đủ nhu cầu cho thị trường như: cơ khí, sửa chữa ô tô…Với những học viên có kết quả học tập xuất sắc, sau khi ra trường được các công ty đến tuyển trực tiếp với mức lương rất cao. Cũng có học viên chưa hoàn thành chương tŕnh học đă trúng tuyển đi làm việc ở Nhật Bản.
Trước đó, trao đổi với Tiền Phong, Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề ông Dương Đức Lân cho rằng, trong bối cảnh khó khăn, các trường nghề phải thật sự năng động mới có đầu ra tốt cho học viên. Ở các TP như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… rất nhiều trường đào tạo nghề đă không cung ứng đủ nhân lực cho thị trường trong khi có nhiều cử nhân, thạc sỹ lại thất nghiệp.
“Điều đó chứng tỏ sự nỗ lực trong việc liên kết với các doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường ngành nghề sát nhu cầu thực tiễn của các trường đào tạo”, ông Lân cho hay.
Ông Lân cho biết thêm, hiện nay hệ thống trường nghề đang đào tạo khoảng 1.500 nghề nhưng những nghề hấp dẫn, có nhiều cơ hội việc làm, thậm chí có những nghề sau khi ra trường học viên có thu nhập hàng ngh́n USD như: nghề quản trị du lịch, nấu ăn, thủy thủ tàu, lái tàu biển, điện tử, cơ điện… chưa nhiều.
Học nghề ngày càng được nhà nước đầu tư. Tuy nhiên cách đào tạo và đánh giá chất lượng học viên cũng được tổ chức lại. Được biết năm 2015, các nước ASEAN sẽ thống nhất thành một thị trường lao động. Khi đó, những người học nghề được thi bậc nghề và trả lương theo cấp bậc, tŕnh độ.
Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội Phạm Xuân Khánh cho hay, có đầu ra tốt, người học nghề ngày càng nhiều. Tuy nhiên, không thả lỏng cho học viên lựa chọn như trước đây, trước khi vào học, trường tư vấn kỹ về đặc thù, cơ hội việc làm, mức thu nhập từng ngành cho học sinh cân nhắc.
Cũng theo các nhà quản lư trường đào tạo nghề, có những đơn vị đào tạo nghề hiện nay không nghiên cứu thị trường, xin cấp mă ngành và đào tạo tràn lan khiến không ít học viên tốt nghiệp không kiếm được việc làm. Trường cao đẳng nhưng đi thuê giáo viên trường trung cấp về dạy. Không đào tạo chuyên môn sâu dẫn đến chất lượng, kỹ năng nghề của học viên không cao gây ảnh hưởng đến hệ thống đào tạo nghề toàn ngành.
Kinh phí đóng góp đối với mỗi học sinh học nghề ở hệ thống trường công không đáng kể. Ví như ngành nấu ăn, hệ trung cấp chưa đến 100 ngh́n đồng/em/tháng; trường cao đẳng chưa đến 200.000 đồng/em/tháng. Ngoài ra, con em gia đ́nh chính sách, hộ nghèo c̣n được hỗ trợ học phí và nhiều điều kiện khác.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
hatlinh
member
REF: 691077
01/05/2015
|
Bằng ĐH mất giá - Học xong rồi... thất nghiệp!
Theo thống kê của Bộ LĐ- TB&XH, tính tới quư III-2014, cả nước có 174.000 người có tŕnh độ đại học (ĐH) và trên ĐH thất nghiệp. Ngoài ra, có 750.000 lao động có tŕnh độ ĐH đang làm các công việc có yêu cầu thấp hơn ngành nghề được đào tạo. Trước thực trạng trên, các nhà nghiên cứu giáo dục và chuyên gia việc làm cảnh báo nguy cơ nhu cầu nhân lực ĐH đă băo ḥa, bằng ĐH đang mất giá.
Việc sinh viên ra trường phải “gác” bằng cấp để đi làm công việc khác đă trở nên phổ biến. Trong ảnh: Đăng kư t́m kiếm việc làm ở Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh B́nh Dương.
Không chỉ ngành kinh tế, xă hội mà cả sinh viên kỹ thuật cũng chung cảnh thất nghiệp.
Những cử nhân t́m việc cho biết nhà tuyển dụng không c̣n coi trọng bằng ĐH mà chủ yếu yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng và tác phong, thái độ làm việc. Tuy nhiên, những đ̣i hỏi này hầu hết sinh viên đều không được trang bị kỹ trong nhà trường. Đây chính là nguyên nhân đẩy các cử nhân vào những cuộc đua “marathon” xin việc đầy nhọc nhằn…
Cử nhân kinh tế làm thợ may
Tốt nghiệp ĐH hơn ba năm nay, chị Đỗ Thùy Phương (khoa Kinh tế học Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM) vẫn chưa t́m được việc làm phù hợp với ngành học. Để không phải lệ thuộc gia đ́nh, hai năm nay Phương xin làm công nhân may cho một công ty nước ngoài ở TP Biên Ḥa (Đồng Nai).
Nói về quá tŕnh nhọc nhằn đi xin việc thời gian qua, Phương không cầm được nước mắt. Từ ngày tốt nghiệp, Phương đă xin việc ở hơn chục công ty nhưng không nơi nào nhận. Xin vào một ngân hàng th́ nơi này đ̣i phải có kinh nghiệm hai năm làm tín dụng, yêu cầu quá khó với một sinh viên vừa ra trường. Phương đành xin vào làm ở một công ty sản xuất bánh kẹo. Bộ phận nhân sự của công ty đang cần người nhưng hồ sơ của Phương bị đánh rớt v́ không có kiến thức về quản lư nhân sự. Công ty thứ ba Phương t́m đến đ̣i phải có nghiệp vụ và kinh nghiệm kế toán… Cùng đường, Phương phải xin làm nhân viên bán hàng các loại dầu gội cho một công ty, lương hưởng theo sản phẩm. V́ phải đi nhiều, hoa hồng ít, thấy cực quá nên chị nghỉ và quyết định đi làm công nhân may một thời gian rồi tính tiếp.
“Nếu được chọn lại, ḿnh sẽ không học ngành này. Tiếng là cử nhân kinh tế học mà đi xin việc như “rải truyền đơn” qua nhiều công ty nhưng cũng không có nơi nào nhận. Họ đ̣i hỏi kinh nghiệm, kỹ năng, chứng chỉ ngoại ngữ này nọ trong khi nhà trường đâu có trang bị kỹ cho sinh viên những kiến thức này. Cuối cùng ḿnh phải làm công nhân, uổng bốn năm học” - Phương ngậm ngùi.
“Cả lớp đều làm trái nghề”
NTV tốt nghiệp khoa Địa lư Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, đến nay cũng chưa xin được công việc đúng ngành học sau hai năm tốt nghiệp. Hiện V. đang làm nhân viên trực tổng đài cho một công ty điện thoại để nuôi sống bản thân. V. tâm sự bạn quyết định chọn thi vào khoa Địa lư v́ người tư vấn nói học ngành này có thể ra làm giáo viên, khảo cổ, hướng dẫn viên du lịch hoặc khí tượng thủy văn. Khi học đến năm ba, khoa phân ngành, V. chọn hướng dẫn viên du lịch v́ bạn thật sự yêu thích ngành học này.
Tuy nhiên, khi ra trường V. mới biết học ngành này không thể đủ điều kiện xin việc làm. V. cho biết bạn xin vào làm cho một công ty du lịch tại TP.HCM. Với ngoại h́nh xinh đẹp và khá cao, V. được phía công ty nhận ngay. Nhưng công việc của V. không phải là làm hướng dẫn viên như mong muốn mà chỉ đi theo đoàn du lịch để hỗ trợ những công việc vặt như nhặt rác trên xe, liên hệ mua đồ dùng cho khách, lo nhà nghỉ, tổng hợp giấy tờ sau chuyến đi…
“Ḿnh hỏi tại sao như vậy, phía quản lư công ty chỉ nói ngành ḿnh học chung chung quá. Nếu ḿnh muốn làm hướng dẫn viên du lịch th́ phải chờ năm năm nữa để học nghề. Ḿnh làm được ba tháng th́ xin nghỉ v́ tốt nghiệp ĐH mà làm công việc tạp vụ coi sao được” - V. nói.
V. xin tiếp vào hai công ty bất động sản với vai tṛ nhân viên tư vấn. Do không có kiến thức về kinh doanh nhà, đất nên sau hai tháng V. không giới thiệu bán được căn hộ nào nên bị chuyển sang bộ phận lễ tân. “V́ lương thấp quá nên ḿnh lại xin nghỉ” - V. nói.
Sau đó V. quyết định đi học thêm nghiệp vụ sư phạm tại Trường ĐH Sư phạm TP để về quê dạy học. Nhưng khi học xong V. bị nhiều trường từ chối v́ họ chỉ tuyển đúng ngành sư phạm. Bí quá, V. đành phải xin vào làm trực tổng đài một công ty điện thoại.
“Ḿnh nghĩ sinh viên tốt nghiệp một trường thuộc ĐH Quốc gia chắc sẽ được ưu ái khi t́m việc, vậy mà lấy được bằng rồi mới thấy khó. Lớp ḿnh có khoảng 40 bạn theo ngành du lịch, tốt nghiệp cũng toàn khá giỏi nhưng hầu hết đều đi làm trái ngành” - V. chia sẻ.
Học cao học để… né thất nghiệp
Tại một hội thảo về việc làm do Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM tổ chức mới đây, một bạn nữ đă tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đứng lên chia sẻ câu chuyện t́m việc làm của ḿnh khiến người nghe ngậm ngùi. Bạn kể tốt nghiệp được hai năm, sau một thời gian không t́m được công việc nên bạn học tiếp lên cao học để… tạm thời thoát cảnh thất nghiệp. Bạn cho biết từ khi tốt nghiệp, bạn đă đi nhiều trung tâm và hội chợ giới thiệu việc làm để t́m việc nhưng đều thất bại. Các công ty hầu như ít tuyển người có tŕnh độ ĐH. Họ chỉ tuyển nhân viên chủ yếu đi bán hàng để hưởng hoa hồng.
“Dường như môi trường đào tạo không chỉ khác thực tế mà là ngược lại hẳn. Đào tạo vừa có cái lạc hậu, có cái quá cao siêu, lư thuyết; khi ra thực tế chẳng khác nào bị rớt xuống giếng, không làm được việc như nhà tuyển dụng yêu cầu. Học ĐH để có tấm bằng chơi vậy thôi. Sắp tới học xong cao học không biết có khá hơn không nữa” - bạn này nói.
Không chỉ ngành kinh tế, xă hội mà cả sinh viên kỹ thuật cũng chung cảnh thất nghiệp. Lê Huy Hoàng tốt nghiệp ngành điện tử của ĐH Công nghiệp TP được hai năm. Đến nay những công việc mà Hoàng làm giống như việc làm thêm thời sinh viên: treo panô cho các công ty quảng cáo, giao hàng cho các trang web bán hàng trên mạng, mở quán cà phê vỉa hè… Mới đây Hoàng quyết định học lái xe tải và cùng với một số bạn bè góp tiền mua một xe tải nhỏ để chở thuê.
Hoàng cho biết ngành bạn học xin vào làm công nhân lắp ráp ở các công ty điện tử th́ dễ nhưng xin được vào bộ phận phù hợp với bằng cử nhân th́ rất khó. Họ đ̣i hỏi chuyên môn cao, biết sâu về những máy móc hiện đại trong khi học ở trường chỉ thực hành trên những máy móc lạc hậu, đi thực tế th́ rất hạn chế.
“Ḿnh thấy uổng công v́ đă bỏ rất nhiều tiền và thời gian để đi học. Kiến thức thu về toàn lư thuyết, không ứng dụng được ǵ. Tốt nghiệp ĐH nhưng ai hỏi ḿnh đều nói chỉ tốt nghiệp trung cấp thôi, như thế cho khỏe!” - Hoàng cười.
VietSNⒸ sưu tập
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|