tiendaoduy
member
ID 76849
12/15/2013
|
Sự khác biệt giữa giáo dục Việt Nam và Mỹ????
Sự khác biệt giữa giáo dục Việt Nam và Mỹ
mook | Dec 15, 2013 03:49 PM |
Sự phát triển của một người phụ thuộc hai yếu tố: di truyền và môi trường. Do các yếu tố di truyền nên người Việt Nam khó có thể ganh đua với người Mỹ trong các môn sức mạnh cơ bắp như chạy, nhảy... Nhưng với các môn thuần túy đầu óc và không cần đầu tư nhiều tiền th́ có thể ngang ngửa như cờ, toán...
Về lư thuyết th́ người Việt Nam cũng có số tế bào năo như các dân tộc khác. Kiến thức cơ bản của nhân loại đă tích lũy được qua hàng triệu năm tiến hóa th́ chúng ta có điều kiện tiếp cận như Mỹ nhờ có Internet.
Tóm lại nếu chỉ thi bằng bút ch́ và bàn phím, không thi vật tay th́ Việt Nam có điều kiện ngang ngửa với Mỹ.
C̣n môi trường, có lẽ cái này Việt Nam luôn thiếu.
Một ví dụ điển h́nh là việc Việt Nam tham gia thi Toán quốc tế từ năm 1974. Chúng ta tự hào là một nước bị chiến tranh tàn phá 20 năm mà vẫn đạt được huy chương này nọ, chỉ thua Liên Xô, Đông Đức và sau này thua Mỹ...
Thực ra là thế nào?
Tôi tham dự đội tuyển Việt Nam năm 1975. Đoàn nước ta có 8 học sinh (số lượng tối đa cho một đoàn) giành được một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và đứng thứ 10.
Mỹ cũng tham gia lần thứ hai, có 8 học sinh giành được 3 huy chương Vàng, một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và chỉ đứng sau Hungary và Đông Đức.
Tôi nhờ thầy Phan Đức Chính, Trưởng đoàn Việt Nam hồi đó, hỏi xem Mỹ chọn và dạy học sinh đi thi thế nào?
Mỹ làm thế này: Họ thông báo là thế giới tổ chức International Math Olympics. Mỗi nước được cử tối đa 8 học sinh phổ thông, tuổi dưới 19, cùng một Trưởng đoàn tham gia cung cấp bài thi (giới hạn trong kiến thức phổ thông) để hội đồng chọn ra 6 bài cho học sinh làm, và cùng chấm điểm tất cả các bài thi kể cả của đoàn ḿnh. Chi phí đi lại nước dự thi chịu. Chi phí ăn ở trong quá tŕnh thi nước đăng cai trả.
Mỹ sẽ cử đoàn đi, chọn các em dưới 19 tuổi, chưa học đại học. Nếu số lượng đăng kư trên 8 th́ tổ chức thi loại, dưới 8 th́ ai đăng kư đều được đi. Đoàn tự thu xếp kinh phí (gia đ́nh cho tiền, xin tài trợ của tổ chức, cá nhân). Chính phủ Mỹ không cho tiền, cũng chẳng dạy dỗ ǵ cả. Mặc dù là tṛ chơi vớ vẩn nhưng Mỹ luôn đứng trong Top 3.
Việt Nam và các nước XHCN làm thế này: Từ cấp 2 (lớp 5-7) đă phải thi đấu vào lớp chuyên của trường, tỉnh/thành phố. Đến cấp 3 (lớp 8-10) lại thi đấu vào trường chuyên của Bộ Đại học, của tỉnh. H́nh thành một loại "gà ṇi" chỉ để thi đấu: Chuyên toán của Bộ Đại học có ĐH Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Vinh. Chuyên toán của các tỉnh như Chu Văn An (Hà Nội), Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Hồng Phong (Nam Định)...
Rồi "bọn gà" này lại qua hàng chục ṿng đấu để chọn ra 14 "con" vào đội tuyển toán quốc gia. Từ đó, sau 90 ngày khổ luyện qua 45 bài kiểm tra lấy ra 8 "con gà" để đi thi. Tiền tuy không nhiều nhưng do ngân sách Nhà nước chi trả cả.
Trước khi ra nước ngoài, Bộ Tài chính cho mỗi thành viên trong đoàn mượn một bộ comple, 2 áo sơ mi, một đôi giày, về th́ phải trả, không có tất.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời cả đoàn vào dinh đăi một bữa phở úy lạo trước khi lên đường và hỏi:
- Các cháu có nguyện vọng ǵ?
Đáng lẽ phải nói là quyết tâm mang vinh quang về cho tổ quốc Việt Nam anh hùng th́ tôi lại bảo:
- Chúng cháu được cho mượn giày nhưng không có tất, đau chân lắm, cháu sẽ đi dép lê.
Dưới gầm bàn, thầy Chính đá tôi một phát khá đau.
Thủ tướng chảy nước mắt nói với ông Tạ Quang Bửu, khi đó là Bộ trưởng Bộ Đại học:
- Nước nhà vừa trải qua chiến tranh, c̣n nghèo lắm, nhưng một đôi tất sao không lo được cho các cháu?
Khi đó chỉ có đúng một loại tất của Trung Quốc bày bán ở cửa hàng Bách hóa Bờ Hồ giá 7 đồng một đôi.
Ngay lập tức, một núi công văn, điện thoại giữa Bộ Đại học, Bộ Tài chính và Văn pḥng Chính phủ được trao đổi và kết quả đến chiều có văn bản cấp cho mỗi cháu 3 đồng để mua tất. 4 đồng thiếu th́ bảo bố mẹ cho, bố mẹ không có th́ bác Bửu bù. Có lẽ đấy là vụ PPP đầu tiên của Việt Nam.
Mặc dù thuần túy chuyên môn nhưng ngay từ năm 1975 đă có vô số yếu tố phi chuyên môn len vào quá tŕnh lựa chọn:
- Phải có đủ thành phần nam, nữ.
- Phải cân đối số lượng giữa các trung tâm "gà" (hồi đó là ĐH Tổng hợp và ĐH Sư phạm).
- Các thầy từ ḷ Sư phạm rỉ tai cho "gà" của trung tâm ḿnh đáp án trước các ṿng kiểm tra.
- Thêm cả yếu tố đạo đức, lư lịch, thành phần giai cấp nữa. Trong đội tuyển năm 1975 có một bạn rất giỏi bị loại v́ đă tố cáo các thầy Sư phạm "gà" bài cho học sinh trường ḿnh. Lư do: "Thiếu ư thức kỷ luật, có vấn đề về đạo đức". Có lẽ cũng là vụ "Đồi Ngô" đầu tiên của ngành giáo dục Việt Nam.
Duy nhất cậu này trong số mấy ngàn "con gà" khóa 1975 cho đến bây giờ c̣n làm toán và sống bằng nghề giảng dạy toán cao cấp tại một trường đại học danh tiếng của Mỹ.
Theo tôi biết th́ hàng chục ngàn "con gà" đó sau này không làm nên cơm cháo ǵ trừ Ngô Bảo Châu đă làm rạng danh nền toán học Pháp và đang cống hiến cho một trường đại học ở Mỹ.
Thế khác nhau chỗ nào?
Khác nhau ở chỗ Chính phủ Mỹ dứt khoát không dùng tiền ngân sách tài trợ cho Khoa học, Văn hóa, Thể thao.
Nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, diễn viên, cầu thủ tự sống bằng tiền nghiên cứu theo hợp đồng với cơ quan Chính phủ hay với các công ty, giảng dạy, bán sách, bán phim, thi đấu. Thích th́ tự hội họp với nhau mà trao giải Field, Oscar... phong nhau làm Giáo sư, Viện sĩ...
C̣n Việt Nam th́ suốt ngày căi nhau về chuyện Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú và xin Nhà nước tài trợ từ hát xẩm đến cầu lông.
Lê Quang Tiến
Theo VNExpress
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
huutrinon
member
REF: 668561
12/16/2013
|
---Bài viết fân tách như dzậy là đúng rồi! Đó là 2 cách làm khác nhau của 2 thể chế : tự do và CS... Chánh fủ fe tự do,fát động những chương tŕnh nhằm fục vụ dân chúng,đó là 1 h́nh thức marketing,bán hàng...Hàng hóa là chương tŕnh fục vụ dân chúng của Đảng của họ,nhằm kéo cử tri bỏ fiếu cho họ,đắc cử để lên nắm quyền. Đảng cầm quyền CS th́ khỏi fải lo chuyện đó,v́ họ đă cướp được chánh quyền rồi! (tôi nói Đảng CS ở những nước CS như VN,TC,Bắc Hàn,và lúc trước th́ có Nga Xô,Đông Âu,vv...),công việc của họ là, chỉ lo huy động wần chúng,fục vụ cho Đảng CS,tranh giành uy tín về cho lư tưởng CS,hầu xây dựng 1 xă hội thiên đường XHCN!
---Nếu bài viết fản ảnh được fần nào sự thật,th́ khg lạ ǵ trong những cuộc thi,những tṛ chơi như thế của thế giới,có khi những nước CS thường mang về nhiều huy chương vàng cho nước nhà,v́ họ huy động toàn dân,tuyển ra những thành fần trội nhứt về các bộ môn(tôi khg nói là thành fần giỏi nhất,thông minh nhất!),và dĩ nhiên trong các cuộc so tài trên,có khi họ nổi bật hơn các nước tư bản,v́ những nước này khg có những chiến dịch huy động toàn quốc!...
---Nhưng vấn đề lại trổi dậy khi chúng ta quan sát cuộc sống về chiều hướng dài hạn.Sự thật là sau những cuộc thi tài quốc tế này,những con 'gà ṇi' fải trở về, đối mặt với cuộc sống thực tế. Họ fải trả lại bộ complet,2 cái áo sơ-mi,vv...và ăn 3 gói ḿ gói trong 1 ngày! Trong khi có người lại được ăn tới 4 gói ḿ(v́ được hưởng những chế độ đặc biệt),theo tinh thần xă hội chủ nghĩa là : làm theo năng lực,và hưởng theo nhu cầu!?(nói nôm na,là họ fải làm lụng nhiều,cực nhọc nhiều,nhưng lảnh lương th́ lại ít hơn nhiều người khác,làm việc th́ lại ít hơn họ,nổ lực thua kém họ?! và khi họ làm được 1 cái ǵ khác,lớn lao hơn,th́ may lắm chỉ nhận được 1 giấy chứng nhận 'cháu ngoan Bắc Hồ',như trong cuộc thi vừa qua,khi họ đem về nhiều huy chương vàng cho nước nhà!). Chưa kể,trong khi đó,con cán bộ,những thành fần xu nịnh(như KIMKHO,...),kẻ th́ chạy SH,xe hơi đời mới,cặp bồ với gái chân dài,người th́ mua được xe đạp hiệu KIMKHO với giá rẻ(chế độ đặc biệt...). Về lâu về dài,những con 'gà ṇi' này sẽ tồn tại ra sao?...
---Những cá nhân tham gia tṛ chơi nói trên,bên thế giới tư bản, khg có khác biệt ǵ đáng kể,trong cuộc sống hằng ngày của họ,v́ họ vẫn tiếp tục sống như trước. Ăn no làm nên,th́ họ hưởng,thất bại xuống dóc,th́ họ fải tự gánh chịu! Thường th́ cuộc sống họ cũng tương đối ổn định,khg có rắc rối ǵ đáng kể,nên việc học hành,fát minh theo đó mà tiến đều,họ fát minh,khám fá ra nhiều điều mới lạ,hay ho...Đó là cái kết quả của 1 hệ thống tự do,khg bị định hướng 1 cách méo mó !...
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|