Nếu có điều ǵ tốt đẹp nhất trên cuộc đời này th́ tôi cho đó là t́nh thương giữa con người với con người. Đặc biệt trong bối cảnh của xă hội Việt Nam hiện nay. T́nh thương có thể chữa lành mọi nỗi đau, khơi dậy niềm tin và ngay cả xóa đi những lỗi lầm quá khứ. Tiếc thay, lănh đạo CS đa số không nh́n ra điều này. Một đoạn băng h́nh (video clip) ghi lời cám ơn của một phụ nữ dân oan Dương Nội, chị Cấn Thị Thêu, đă được đánh giá là một bài diễn văn xúc động và hay nhất mà không có một lănh đạo CSVN nào có khả năng vượt qua. Lư do thật đơn giản: lời nói của chị chân thành và tràn đầy t́nh thương.
Nghe chị, người ta nghe cả tiếng kẻng, tiếng trống, mùi khói, mùi rơm mà người dân đốt lên để giữ đất. Rồi người ta nghe luôn cả tiếng máy xúc, máy ủi trên những cánh đồng lúa xanh tốt của nông dân Dương Nội; người ta nh́n thấy những mảnh hài cốt của thân nhân họ nằm chơ vơ trên cánh đồng! Ai đó ví von người nông dân như con c̣, con c̣ ốm o, hiền lành, cam chịu. Ngày nào c̣ bỏ ruộng, bỏ cày lên đường theo tiếng gọi của đảng; ngày nay ḥa b́nh c̣ gánh trên lưng hàng trăm thứ phí, đất ruộng lại bị bọn cường hào mới tước đoạt trắng trợn. Cướp có lịnh lạc, có văn bản đàng hoàng. Thương thân c̣ như câu ca dao: cái c̣ đi đón cơn mưa / tối tăm mù mịt ai đưa c̣ về!
Là một nông dân bị cướp trắng, bị tù tội, nhưng trong lời cám ơn, có đến hai lần chị Cấn Thị Thêu nhắc đến t́nh thương. Ngược lại, không hiểu sao những phát biểu của các quan chức thượng tầng, giàu sụ, thường vô cảm, xa rời nhân dân, xa rời thực tế; đôi lúc nó lại na ná như những câu dân ta gọi là “tự điển tra ngược”.
Người ta c̣n nhớ ông Bộ Trưởng chủ nhiệm Ủy Ban Dân Tộc Giàng Seo Phử đă nhận định về tầng lớp nghèo khó nhất nước như sau: “Bán vé số ở Việt Nam… có thu nhập cao”. Hay phát biểu của ông Nguyễn Văn Chỉnh Phó Giám Đốc Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Long An khi kiểm tra về t́nh trạng cây cầu của tỉnh vừa mới khánh thành đă bị sập ngay một nửa, ông Chỉnh nói: “nửa cây cầu c̣n lại hoàn toàn đảm bảo chất lượng để tiếp tục ‘sứ mệnh’… đưa người dân qua kênh”.
Có lẽ trong hàng lănh đạo CS, Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam là người có những chia sẻ “t́nh cảm” và lư tưởng nhất. Là một người trẻ, lại có thời gian du học tại Bỉ; ông Đam đúng ra phải là niềm hy vọng của đất nước. Ông đă từng được đánh giá là một người nhiệt huyết, giàu niềm tin, gần gũi và thân thiện với dân. Tuy nhiên, ông có thật ḷng với dân, với nước, hay chỉ qua lời nói? Tôi thích câu định nghĩa về t́nh thương của nhà giáo dục lỗi lạc William Arthur Ward. William cho rằng: “T́nh thương không chỉ là một danh từ – nó là một động từ; nó không chỉ là cảm xúc – nó là sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, và hy sinh”.
Cách đây không lâu, một phát biểu mang tính “cảm xúc” của ông Vũ Đức Đam đă làm cư dân mạng bàn ra tán vào không ít. Ông Đam cho rằng nếu chúng ta không giáo dục cho con cháu rưng rưng khi hát quốc ca th́ đất nước không thể giàu mạnh được. Tại cuộc gặp gỡ với 40 doanh nhân vào chiều 12/8 vừa qua, ông Đam một lần nữa lại chia sẻ về nỗi ưu tư giàu nghèo của ông. Ông bảo: “Cần đặt câu hỏi, tại sao chúng ta Tốt mà vẫn cứ Nghèo. Bây giờ phải làm ǵ?” sau đó ông đă nhấn mạnh: “Nhất định phải đổi mới mạnh mẽ hơn”.
Lời nói phải đi đôi với việc làm, rơ ràng ông Đam thiếu sự chân thành. Nếu ông thật ưu tư về sự giàu nghèo của dân của nước, ông phải biết dân Sơn La không có đến cây cầu cho trẻ em đi học. Hàng ngày các cháu phải đu người bằng dây qua sông. Nhưng cũng chính ông lại là người kư nghị định cho phép cái tỉnh nghèo đói nhất Việt Nam này dùng 1400 tỉ để xây tượng ông Hồ.
Nếu chân thành, câu hỏi của ông phải là: làm cách nào chúng ta Tốt hơn để dân bớt khổ và đất nước thoát Nghèo?
Ai ai cũng biết chúng ta NGHÈO chính v́ lănh đạo không tốt; quan lớn ăn lớn, quan nhỏ ăn nhỏ. Người ta vừa phát hiện ra hai quan huyện, xă: Chủ tịch UBND huyện Ḥa Vang Huỳnh Minh Nhơn, Chủ tịch UBND xă Ḥa Phú, Mạc Như Siêng; hai ông đă kư quyết định tự ư cấp đất cho chính vợ ḿnh làm khu du lịch, rồi gian dối để người khác đứng tên. Những kế hoạch lập ra để hỗ trợ dân nghèo, hỗ trợ nông thôn cũng bằng vô ích. Đến như con gà giống của dân nghèo Quế An c̣n đi lạc vào nhà quan xă; một chế độ tham ô từ Thủ Tướng đến anh xă trưởng th́ hỏi sao đất nước không Nghèo !
C̣n cái TỐT mà ông Đam nói ở trên là nói theo ư đồ của đảng – một nhóm người đặc quyền đặc lợi chủ trương đi ngược ḍng lịch sử. Tư tưởng Mác Lê đă chết, XHCN đă tan mà lănh đạo đảng cứ bắt dân học theo Mác Lê và kiên quyết tiến lên XHCN. Một chủ nghĩa đă bị nhân loại ném vào thùng rác hơn hai thập niên trước th́ tốt ở chỗ nào? Đất nước 90 triệu dân mà chỉ có một thiểu số 16 người trong Bộ Chính trị thay phiên nhau quyết hết mọi thứ th́ tốt cái ǵ? Ba mươi năm qua đă đổi mới, đất nước vẫn nghèo, dân vẫn khổ, nay ông tiếp tục đ̣i đổi mới nữa th́ cũng chỉ là hô khẩu hiệu suông mà thôi.
Tuần qua, các trang mạng xă hội đă nóng lên v́ hai sự kiện. Một là phát biểu của một cậu bé 14 tuổi về giáo dục, kế đến là h́nh ảnh của sinh viên Lê Nam phản đối việc xây dựng tượng đài ngh́n tỉ. Tốc độ lan tỏa của nó nhanh đến chóng mặt, ông Đam có nghe được tiếng nói của họ không? Vũ Thạch Minh Tường và Lê Nam chỉ là hai công dân nhỏ nhoi, nhưng lời nói của các em chân thật và có giá trị tích cực; chính v́ thế nó lan tỏa và tác động đến rất nhiều người. Điều lớn lao ở đây không nằm ở công việc các em thực hiện mà nó nằm ở chính ư thức của các em. Tôi tin là sau họ, sẽ có nhiều người khác nữa nối tiếp; bởi thực trạng xă hội ngày nay cần được báo động. Và cũng bởi v́ khi lên tiếng cho lẽ phải; nó đem lại ư nghĩa cho cuộc sống và sự thanh thản cho tâm hồn của mỗi chúng ta.
Thông thường giá trị của một lời phát biểu thường dựa vào một số yếu tố. Đầu tiên nó dựa vào vị trí của người phát biểu, kế đến là sự chân thành, sau cùng chính là tính xây dựng và hành động thực tiễn của người nói câu nói ấy. Đa số lănh đạo CS đều theo chân của Lenin, họ tin rằng một lời giả dối được nói măi sẽ trở thành sự thật. Đất nước này cần thay đổi, người dân VN cần một chính quyền biết lắng nghe. Họ không cần thêm một lănh đạo rập khuôn của sự ích kỷ, gian dối, giáo điều và vô cảm.
Nếu Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam chân thành khi cho rằng soạn bộ Bách Khoa Toàn Thư là “một công việc rất linh thiêng, trách nhiệm lớn với dân tộc” th́ thay v́ chỉ đạo “phải đúng theo quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh” tôi nghĩ ông nên dùng đoạn nói chuyện của dân oan Cấn Thị Thêu làm lời dẫn. Bởi các thế hệ mai sau cần được biết những ǵ đang xảy ra, cần được nghe tiếng khóc lạc giọng của người nông dân sau 80 năm theo đảng giành lại chính quyền:
“Tôi thấy việc chúng nó bắt giam tôi và nhiều bà con Dương Nội nhằm mục đích cướp đất, đó thực sự là một tội ác. Chỉ v́ những món lợi nhuận khổng lồ từ việc thu hồi đất mà chúng nó đă bất chấp luật pháp bất chấp t́nh yêu thương đồng loại để thực hiện những việc làm mà trời không dung, đất không tha. Biết bao cánh đồng lúa đang xanh tốt của nông dân Dương Nội đă bị ch́m dưới bánh xích của máy xúc, máy ủi. Biết bao nhiêu ngôi mộ bị ủi phá, xương cốt trắng đồng. Biết bao nhiêu người dân Dương Nội đă bị công an đàn áp đánh đập dă man. Biết bao người nông dân không chuyển đổi được nghề nghiệp, bị đẩy vào cảnh cùng quân, thất nghiệp, đói nghèo, sống không có đất mà làm, chết không có đất mà chôn. Biết bao nhiêu người dân vô tội bị đẩy vào ṿng lao lư. Đó là tội ác tày trời của bọn quan tham đă gây ra cho dân oan Dương Nội trong suốt gần 10 năm qua”.
T́nh thương có thể chữa lành mọi nỗi đau, khơi dậy niềm tin và ngay cả xóa đi những lỗi lầm quá khứ. Nếu Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam chân thành ông phải hiểu và nói lên được điều dân muốn nói. Muốn hết nghèo nên trả lại cho dân quyền làm chủ đất nước. Nếu tất cả quyền hành cứ nằm trọn trong tay 16 ủy viên bộ chính trị như hiện nay, th́ chúng ta sẽ tiếp tục Nghèo măi v́ có bao nhiêu đều trôi tuột vào túi cán bộ. Nhà cách mạng vĩ đại của dân nghèo, Mathama Gandhi đă từng nói: “luôn luôn có đủ cho người nghèo, nhưng không bao giờ có đủ cho người tham lam”.
Và nếu thật chân thành, ông Đam sẽ phải khác các lănh đạo CS khác. Khác những ông quan lớn đang ngồi trên chót vót đỉnh trời, xa rời nhân dân, xa rời thực tế. Nói như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: nếu không nghe được tiếng than oán của người dân, các ông có c̣n là Người hay đă thành Sâu?
Ôi những ông quan không Dân trên chót vót đỉnh trời
Có nhận ra tôi đang kêu gào dưới đáy
Cả một tỷ tôi sao ông không nh́n thấy?
V́ tôi vẫn là người mà ông đă là sâu?…
Trong cuộc gặp gỡ với 40 doanh nhân trẻ vào chiều 12 tháng 8 vừa qua, sau khi nghe những lời than thở về những bất cập trong các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tại Việt Nam của họ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo?” Rồi ông nhấn mạnh: “Nhất định phải đổi mới mạnh mẽ hơn.”
Trong câu hỏi của Vũ Đức Đam có một nhận định chính xác: Việt Nam nghèo. Chúng ta không những nghèo hơn các nước phát triển trên thế giới mà c̣n nghèo hơn hầu hết các quốc gia trong khu vực. Trong khu vực, chỉ giới hạn trong khối ASEAN, chúng ta nghèo hơn Singapore, Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippines, Miến Điện và Thái Lan, đă đành. Chúng ta c̣n có nguy cơ bị hai nước láng giềng vốn thường bị xem là nghèo hơn và yếu hơn, Campuchia và Lào, qua mặt.
Nhưng toàn bộ câu hỏi của Vũ Đức Đam, “Tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo?” lại sai.
Sai ở nhiều điểm.
Thứ nhất, cách đặt vấn đề sai. Chuyện tốt hay xấu không có quan hệ ǵ đến chuyện giàu nghèo. Để giàu, người ta cần óc sáng kiến, năng lực lao động, sự cần cù cùng với một số điều kiện thuận lợi và may mắn nữa chứ không dính líu ǵ đến tính cách hay đạo đức. Trên thế giới, không ai đặt vấn đề như vậy với các tỉ phú hay với các cường quốc kinh tế.
Thứ hai, sai ở mệnh đề “chúng ta tốt”. Cái gọi “chúng ta” ở đây là ai? Là những người tham dự cuộc hội thảo ư? Căn cứ vào đâu để khẳng định họ tốt? Rộng hơn, “chúng ta” đây là người Việt Nam nói chung chăng? Lại càng mơ hồ. Không có dân tộc nào là tốt cũng như không có dân tộc nào là xấu. Dân tộc nào cũng bao gồm những người tốt và những kẻ xấu. Một sự khái quát hoá, cho dân tộc này tốt hơn những dân tộc kia không những sai lầm về logic và thực tế mà c̣n dễ có nguy cơ dẫn đến những thái độ kỳ thị chủng tộc, điều mà giới học thuật Tây phương cho là cấm kỵ.
“Chúng ta” ở đây là đảng Cộng sản hiện đang cầm quyền chăng? Khẳng định như thế không những sai mà c̣n là sai lầm một cách lố bịch. Từ sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô và Đông Âu, khi những sự tàn ác của các đảng Cộng sản ở những nơi ấy bị vạch trần, người ta thấy rơ là không có chế độ cộng sản nào là tốt cả. Tất cả đều giả dối, độc tài và tàn bạo. Số nạn nhân bị giết chết hoặc đoạ đày cho đến chết dưới tay của Stalin và Mao Trạch Đông c̣n nhiều hơn tổng số người bị giết chết dưới tay phát xít Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Riêng ở Việt Nam, chế độ cộng sản cũng đă gây ra biết bao nhiêu tang thương, từ các chiến dịch cải cách ruộng đất ở miền Bắc đến các phong trào đánh tư sản mại bản và xua người dân đi kinh tế mới ở miền Nam, từ các vụ thảm sát ở Huế trong Tết Mậu thân đến các trại cải tạo sau năm 1975. Đó là chưa kể đến cuộc chiến tranh kéo dài cả hai mươi năm mà họ gây ra đă khiến cho ít nhất ba triệu người bị mất mạng ở cả hai miền. Như vậy là tốt ư?
Nếu cái nghèo của Việt Nam hiện nay không xuất phát từ chuyện tốt hay xấu, nó xuất phát từ đâu? Câu trả lời, thật ra, với đa số người dân Việt Nam, khá hiển nhiên: do chế độ Cộng sản. Điều này đúng không những chỉ ở Việt Nam mà c̣n ở phạm vi toàn thế giới: Có quốc gia cộng sản nào thực sự giàu có? Rơ nhất là ở những quốc gia bị chia đôi: Đông Đức nghèo hơn hẳn Tây Đức; Bắc Hàn thua xa Nam Hàn. Riêng tại Việt Nam, trước năm 1975, điều kiện sinh sống ở miền Nam cũng bỏ xa miền Bắc.
Nhưng điều ǵ khiến chế độ Cộng sản làm kiềm hăm sự phát triển đất nước? Có ba lư do chính: các chính sách sai lầm, tham nhũng và độc tài.
Trước phong trào đổi mới, các chính sách sai lầm về kinh tế và xă hội, đặc biệt cái gọi là chính sách giá – lương – tiền, đă biến Việt Nam thành một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Lạm phát tăng cao. Dân chúng bị ngập ch́m trong đói khổ, không có đủ cơm ăn; trong nhiều năm liền, phải ăn bột ḿ và bo bo do Nga viện trợ. Sau thời đổi mới, được ít nhiều cởi trói, kinh tế phát triển khá nhanh, nhưng không nhanh đủ để giúp Việt Nam tiến bộ so với các quốc gia láng giềng. Các đại công ty hay tập đoàn kinh tế quốc doanh liên tục thua lỗ, có khi bị phá sản, để lại những gánh nợ nặng nề kéo dài tận đến các thế hệ mai sau. Ngay trong cuộc gặp gỡ với các doanh nhân trẻ ngày 12 tháng 8 vừa qua, trước mặt Vũ Đức Đam, nhiều người cũng lên tiếng phê phán các chính sách sai lầm của chính phủ khiến công việc làm ăn của họ gặp rất nhiều khó khăn. Những sự sai lầm trong chính sách này khiến các nỗ lực gọi là đổi mới tại Việt Nam chỉ là những sự vá víu, lẩn quẩn, từ cái sai này đến cái sai khác theo kiểu tổng kết của dân gian: “Sửa sai rồi lại sửa sai / Sửa th́ cứ sửa, sai th́ cứ sai.”
Nguyên nhân thứ hai làm kiềm hăm sự phát triển kinh tế tại Việt Nam là tham nhũng. Tham nhũng thể hiện ở hai khía cạnh: Một là, mọi quyết định về kinh tế đều không xuất phát từ lợi ích chung mà chỉ tập trung vào quyền lợi của một số cá nhân. Phong trào xây tượng đài hoặc các công tŕnh kiến trúc ào ạt ở Việt Nam là một ví dụ: Người ta xây dựng như vậy không phải v́ công việc ấy thực sự cần thiết mà chỉ v́, với những công tŕnh xây dựng ấy, người ta có thể kiếm chác để bỏ tiền vào túi ḿnh. Lớn hơn, chính sách đề cao vai tṛ của các công ty quốc doanh mặc dù hiệu quả kinh tế của chúng rất kém cũng xuất phát từ cùng một lư do: để dễ chia chác quyền lợi. Hai là, với tệ nạn tham nhũng, người ta khai khống và rút ruột các công tŕnh xây dựng để cuối cùng, tất cả các công tŕnh xây dựng đều có kết quả cực kém: Nhiều con đường mới xây xong đă lún; nhiều công tŕnh mới dựng xong đă bị đổ, v.v… Hậu quả của nạn tham nhũng tràn lan này là cán bộ càng lúc càng giàu trong khi đất nước th́ càng lúc càng nghèo nàn và kiệt quệ.
Nguyên nhân thứ ba và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất là độc tài. Giành độc quyền lănh đạo, chế độ Cộng sản loại trừ hai yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển. Một là, loại trừ những trí tuệ và tài năng không nằm trong hệ thống đảng trị. Hai là, nó cũng loại trừ sự minh bạch và cùng với nó, sự phản biện của các trí thức độc lập. Hậu quả của cả hai sự loại trừ này là, một, chính quyền chỉ quy tụ được những kẻ bất tài, hoặc phần lớn là những kẻ bất tài; và hai là, nó mất khả năng tự điều chỉnh và đổi mới thực sự.
Nói một cách tóm tắt, để trả lời cho câu hỏi của ông Vũ Đức Đam, “tại sao chúng ta nghèo?”, chúng ta có thể khẳng định dứt khoát: Chúng ta nghèo, cứ nghèo măi là v́ sự thống trị độc tài và độc đoán của đảng Cộng sản. Biện pháp khắc phục, do đó, không phải là “đổi mới” mà là dân chủ hoá.
Một bài học hiển nhiên trên thế giới: Không có quốc gia dân chủ thực sự nào mà nghèo cả.
Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
THEO D̉NG SỰ KIỆN:
hatlinh
member
REF: 701341
10/11/2015
Bài Hát Dân Gian Mới: Những Bầy Sâu
Những Bầy Sâu
Một con sâu làm rầu nồi canh
Vài con sâu gớm bữa cơm lành
Một bầy sâu phá làng thối xóm
Những bầy sâu... ơi những bầy sâu..
Đục ruỗng cả quê hương
Những con sâu béo tṛn béo trục
Ăn cầu đường, sắt thép, xi măng
Ăn cơ quan, công quyền, chức tước
Ăn lớp trường... ăn cả nhà thương
Một con sâu làm rầu nồi canh
Vài con sâu gớm bữa cơm lành
Một bầy sâu phá làng thối xóm
Những bầy sâu... ơi những bầy sâu..
Đục ruỗng cả quê hương
Những con sâu béo tṛn béo trục
Ăn ruộng vườn, hút máu dân oan
Ăn non sông, núi rừng, đất nước
Ăn nhân quyền... ăn cả tự do
Một con sâu làm rầu nồi canh
Vài con sâu gớm bữa cơm lành
Một bầy sâu phá làng thối xóm
Những bầy sâu... ơi những bầy sâu..
Đục ruỗng cả quê hương
Những con sâu béo tṛn béo trục
Ăn cầu đường, sắt thép, xi măng
Ăn cơ quan, công quyền, chức tước
Ăn lớp trường... ăn cả nhà thương
Một con sâu làm rầu nồi canh
Vài con sâu gớm bữa cơm lành
Một bầy sâu phá làng thối xóm
Những bầy sâu... ơi những bầy sâu..
Đục ruỗng cả quê hương
Những con sâu béo tṛn béo trục
Ăn ruộng vườn, hút máu dân oan
Ăn non sông, núi rừng, đất nước
Ăn nhân quyền... ăn cả tự do
Cùng nhau ta diệt trừ bầy sâu
Để dân ta có bữa cơm lành
Ruộng vườn ta, đơm mầm, kết trái
Lúa đồng xanh... ơi những màu xanh
Đẹp đất trời quê hương
Cùng nhau ta diệt trừ bầy sâu
Để dân ta có bữa cơm lành
Ruộng vườn ta, đơm mầm, kết trái
Lúa đồng xanh... ơi những màu xanh
Đẹp đất trời quê hương
Cùng nhau ta diệt trừ bầy sâu
Để dân ta có bữa cơm lành
Ruộng vườn ta, đơm mầm, kết trái
Lúa đồng xanh... ơi những màu xanh
Đẹp đất trời quê hương