phuongdinhhs
member
ID 66924
03/18/2011
|
Những nơi tôi tham quan trong năm 2011
Chào mọi người.
Như nhiều người Việt Nam, cứ đầu Năm Mới, tháng Giêng mọi người hay đi lễ hội, mà phần lớn là tới chùa chiền...Ḿnh cũng có đến được mấy chùa. Xin gửi mấy tấm ảnh lên tham gia cùng mọi người.
1 - Chùa Dư Hàng - ở Hải Pḥng
*Chùa Dư Hàng có tên chữ là Phúc Lâm Tự, là một ngôi chùa cổ kính, có qui mô vào loại lớn ở Hải Pḥng. Trước kia, chùa Dư Hàng thuộc phường Hồ Nam, quận Lê Chân, thành phố Hải Pḥng.
*TPĐ ở HP đă gần 40 năm, cũng thuộc quận Lê Chân, vậy mà năm nay là lần đầu tiên đến chùa này!
Thỉnh thoảng ḿnh vẫn đi qua đường Dư Hàng mà không để ư. Đến cuối năm ngoái - năm 2010 có bạn hẹn đến quán cafe trên đường này c̣n phải hỏi thăm. Ai ngờ quán này cách nhà ḿnh một...ngh́n mét!
Bởi vậy, năm nay, Mồng Một Tết AL ḿnh đi văn Chùa.
Phía ngoài cổng chùa, là băi gửi xe, đông nghịt, nên bức ảnh gửi lên đây là chụp từ trong ra.
Phượng Đ́nh
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Page
1
2
Xem tat ca
- Xem Tung trang
|
|
phuongdinhhs
member
REF: 595017
04/01/2011
|
Tham gia ngày THƠ Việt Nam tại đền thờ Nhà thơ Tiến sĩ Lê Khắc Cẩn,
Nhà thơ Tiến sĩ Vũ Duy Thông đă đọc bài thơ Trước chú dế mèn.
Trước chú dế mèn
- Như thường lệ, mùa đông sẽ đến
Cây bàng già trút lá bàng khô
Đam mê nữa cũng là vô nghĩa
Cỏ xanh hoang ở phía băi g̣
Như thường lệ, t́nh yêu sẽ hết
Đá núi triệu năm đâu chắc vĩnh hằng
Đừng vui quá cũng đường buồn khổ quá
Lặn mặt trời sẽ sáng mặt trăng
Như thường lệ sẽ rơi vào quên lăng
Bao hư vinh sơn thếp một thời
Cả khao khát, niềm tin và hi vọng
Cũng lá vàng trên mặt sông trôi
Như thường lệ, chú dế mèn tinh nghịch
Vẫn chén cỏ non và gáy gọi mặt trời.
Vũ Duy Thông
|
|
phuongdinhhs
member
REF: 595034
04/02/2011
|
14-Khu di tích lịch sử Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Pḥng)
Khu di tích lịch sử - đền thờ trạng tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm tại thôn Trung Am huyện Vĩnh Bảo,Hải Pḥng.
Đặc biệt trong khu di tích có vườn tượng đựoc mọi người rất yêu thích bởi các bức tượng rất dân dă, và mọi người được tỏ t́nh cảm của ḿnh trước tượng...
|
|
phuongdinhhs
member
REF: 595056
04/02/2011
|
Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491 – 1585 ) thọ 95 tuổi.
Nguyễn Bỉnh Khiêm được biết đến nhiều v́ tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Lê – Mạc phân tranh cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.
Thuở nhỏ, ô ng khôi ngô, tuấn tú, tư chất khác thường. Một tuổi ông đă nói sơi, lên năm tuổi được mẹ dạy cho kinh sách, truyền miệng cho thơ văn chữ Nôm, ông học đâu nhớ đấy, không quên chữ nào.
Lớn lên ông theo học Bảng nhăn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa Thanh Hóa. Ông sáng dạ, thông minh lại chăm chỉ học hành nên được thầy rất khen ngợi.
Thời bấy giờ trong nước biến loạn, ông không muốn xuất đầu, lộ diện, đành ở ẩn một nơi. Năm 1535 lúc 45 tuổi, ông mới đi thi và đậu Trạng nguyên. Vua Mạc cất ông lên làm Tả Thị lang Đông các Học sĩ. V́ ông đỗ Trạng nguyên và được phong tước Tŕnh Tuyền hầu nên dân gian gọi ông là Trạng Tŕnh.
Làm quan được bảy năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần nhưng không được vua nghe nên xin cáo quan năm 1542. lúc 52 tuổi.
Khi về trí sĩ, ông dựng am Bạch Vân và lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ mở trường dạy học cạnh sông Tuyết, do đó học tṛ gọi ông là "Tuyết giang Phu tử".
Ông mất năm Ất Dậu 1585 hưởng thọ 95 tuổi. Lễ tang ông có quan phụ chính triều đ́nh là Ứng vương Mạc Đôn Nhượng dẫn đầu các quan đại thần về viếng. Việc vua Mạc cử người được vua coi như cha về dự lễ tang nói lên sự trân trọng rất lớn của Nhà Mạc với Trạng Tŕnh. Trong buổi lễ tang ấy, Ứng vương đă thay mặt vua truy phong Nguyễn Bỉnh Khiêm tước Thái phó Tŕnh Quốc công.
Trần Phượng Đ́nh trích lược, ngày 02/04/2011
|
|
phuongdinhhs
member
REF: 595143
04/03/2011
|
Bên lề lịch sử:
Thân Mẫu Nguyễn Bỉnh Khiêm - bà Nhữ Thị Thục
T́m hiểu kỹ , tôi rất kính nể và có ấn tượng sâu sắc về Người Mẹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm :
Tương truyền thuở nhỏ Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên là Văn Đạt.
Sinh trưởng trong một danh gia vọng tộc, thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm Quận công Nguyễn Văn Định; thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lân, là người giỏi văn thơ và am hiểu lư số, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đă tiếp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương.
Mẹ ông là Nhữ thị vốn tinh thông tướng số và có ước vọng là lấy chồng làm vua hoặc có con làm vua. Do đó trong quá tŕnh dạy dỗ, bà đă truyền cho ông mơ ước ấy rồi.
Một hôm khi bà đi vắng, ông Định ở nhà với con và t́nh cờ hát:
"Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung".
Không ngờ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhanh nhảu ứng đối lại ngay:
"Vịn tay tiên, nhè nhẹ rung".
Khi bà về đến nhà, ông rất tâm đắc kể lại chuyện ấy th́ bị bà trách nuôi con mong làm vua làm chúa cớ sao lại mong làm bầy tôi (nguyệt chỉ bầy tôi).
Lại một lần khác bà dạy Nguyễn Bỉnh Khiêm câu hát
"Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con tựa ngai vàng".
Ông Định hoảng sợ v́ nếu triều đ́nh hay được sẽ mất đầu về tội khi quân nên sửa lại:
"Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con vịn ngai vàng".
Nhiều lần như vậy, bà rất bất b́nh nên bỏ đi. Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên chỉ được ở cạnh bố.
Tương truyền sau đó bà lấy một người họ Phùng và sinh ra Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Sau chính Khắc Khoan trở thành học tṛ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bà Nhữ Thị vẫn không thoả chí v́ họ Phùng không có chí làm vua.
Măi sau này bà Nhữ t́nh cờ gặp một trang nam nhi làng chài đang kéo lưới, cho rằng người này có số làm Vua. Bà tiếc nuối v́ tuổi ḿnh đă cao... Người đó chính là Mạc Đăng Dung, vị vua khai triều của nhà Mạc.
*Bà Nhữ Thị Thục là người có chí lớn. Nếu sinh gặp cảnh: thù mất chồng há chẳng sánh hàng Trưng Trắc ( năm 10 sau CN), gặp cảnh loạn lạc dám theo “người con gái ở quận Cửu Chân là Triệu Ẩu, vắt vú dài ba thước ra sau lưng, mặc áo ngắn sắc vàng, chân đi guốc gỗ, ngồi đầu voi mà đánh nhau với giặc, họp quân đánh quận, cướp huyện, sau chết thành thần”.
*Như vậy những người đàn ông mà bà Nhữ Thị Thục gửi thân hay đem ḷng yêu mến đều có mối dàng dợ với nhau: Phùng Khắc Khoan là con chồng sau, học tṛ Nguyễn Bỉnh Khiêm là con chồng trước. Mạc Đăng Dung - trang nam nhi kéo lưới mà bà khao khát không thành bởi tuổi bà đă cao – lại thành vị vua mà Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan các con của bà phụng sự.
Kể như lập đền thờ bà hẳn xứng.
Kính nể thay!
Khâm Phục thay!
Mà cũng tiếc thay!
Trần Phượng Đ́nh.
2/4/2011
|
|
phuongdinhhs
member
REF: 595543
04/07/2011
|
Đài Thiên Văn - Hải Pḥng
Đài Thiên Văn được xây dựng trên đỉnh núi Phù Liễn, quận Kiến An, Hải Pḥng.
Năm 1902, toàn quyền Đông Dương Pôn Đu-Me theo đề nghị của Giám đốc Nông nghiệp và Thương mại M.Ka-puưt, đă quyết định xây dựng “Sở khí tượng và đài quan trắc trung tâm Đông Dương”. P.Phrô-xơ, Giám đốc đài thiên văn Zi-ka-Wei (Thượng Hải) được giao trách nhiệm và chọn địa điểm xây dựng đài trung tâm tại đỉnh núi Phù Liễn ở độ cao 116 mét so với mặt biển, ngay tại quận Kiến An, cách trung tâm Hải Pḥng 8 km về phía Tây Nam. Toàn bộ công tŕnh là một quần thể kiến trúc hiện đại, được chia thành khu làm việc trung tâm và khu biệt thự cho sinh hoạt.
Ngay từ những ngày mới thành lập, Đài Phù Liễn hàng ngày đă tổ chức thu và phát tin bằng điện tín và vô tuyến điện tới các trạm khí tượng tại Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia và các đài quốc tế trong vùng Đông Nam Á, Thái B́nh Dương để lập bản đồ dự báo thời tiết, băo, gió mùa đông bắc phục vụ tàu thuỷ đi lại trên biển Đông, đồng thời tích luỹ số liệu nghiên cứu khí hậu nhằm góp phần mở mang đồn điền, trồng cây nhiệt đới.
Đài Phù Liễn thời đó được tự hào sánh ngang với đài khí tượng của Mỹ đặt tại Ma-ni-la (Philippin), đai khí tượng của Anh tại Hồng Kông, đài Thượng Hải - Trung Quốc, đài Tô-ky-ô Nhật Bản. Với các loại máy móc hiện đại nhất tới năm 1930, Đài Phù Liễn đă xây dựng được các ngành dự báo thời tiết, nghiên cứu khí hậu nông nghiệp, động đất, quản lư giờ...
|
|
phuongdinhhs
member
REF: 595694
04/08/2011
|
Đường lên đồi khá sạch sẽ và trong lành, trở thành nơi cho dân quanh vùng đi bộ leo núi dưỡng sinh...rất lư tưởng...
|
|
phuongdinhhs
member
REF: 595807
04/09/2011
|
Đài Thiên văng được xây dựng từ năm 1903 và hoàn thành năn 1905
Ảnh nguồn Internet>
|
|
phuongdinhhs
member
REF: 595869
04/10/2011
|
Đài Thiên văn Phù Liễn xây dựng năm 1902 theo kiến trúc của Pháp thế kỷ 19. Đài được xây dựng sớm nhất Đông Dương với tên gọi là Tổng cục Thiên văn xứ Đông Pháp, đă đi vào lịch sử thế giới. Năm 1957 mang tên Đài vật lư địa cầu Phù Liễn, năm 1979 đổi tên Đài khí tượng thuỷ văn Phù Liễn. Hiện nay là Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc. Nhân dân vẫn quen gọi là Đài Thiên văn Phù Liễn. Đài có kính thiên văn quang học, ra đa thời tiết có bán kính hoạt động 500 km.
Đài Thiên văn Phù Liễn được người Pháp xây dựng trên đỉnh núi Đẩu Sơn, cao 116m so với mặt nước biển. Tên núi Đẩu Sơn gắn với truyền thuyết: Ngọn núi cao nhất này được thiên tinh ứng chiếu, nên vào ban đêm thường phát ra những ánh hào quang như ánh sao Bắc Đẩu. Đặc biệt vùng đất này xưa nay thường sản sinh ra nhiều anh tài, tướng lĩnh cho đất nước. Dưới chân núi có đền thờ vợ chồng Pḥ mă Cao Toàn - Chiêu Hoa Công chúa và Chiêu Chinh Công chúa đời nhà Trần. Đài Thiên văn là một trong những biểu tượng, là niềm tự hào của người Kiến An.
Với tṛn 1 thế kỷ tồn tại, Đài Thiên văn không chỉ là cơ sở nghiên cứu khoa học mà c̣n là điểm du lịch hấp dẫn. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát toàn bộ Kiến An và thành phố Hải Pḥng. Vào những ngày đẹp trời, có thể thấy rơ cả Đồ Sơn, Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Thái B́nh, Nam Định... Đường lên Đài Thiên văn bắt đầu từ Cổng Rồng dưới chân núi. Nếu không muốn đi bằng ô tô, xe máy, du khách có thể đi bộ, leo núi ngắm cảnh rừng thông, núi non, trời mây trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
(Nguồn Internet)
|
Page
1
2
Xem tat ca
- Xem Tung trang
|
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|