kitharan
member
ID 36030
01/26/2008
|
BẠN CÓ GIỎI TIẾNG VIỆT KHÔNG ?
NgườiViệt đương nhiên là rành tiếng Việt rồi. Nhưng xin hỏi những từ ngữ nào sau đây theo bạn là viết đúng.
1.lẻo khoẻo
2.lẻo khẻo
3.lẻo khỏe
4.kheo chân
5.khoeo chân
6.ngéo tay
7.ngoéo tay
8.nghéo tay
9.khúc khủy
10.khúc khỉu
11.khúc khuỷu
12.ngoằn nghèo
13.ngoằn ngèo
14.ngoằn ngoèo
15.ngặt nghẽo
16.ngặt ngẽo
17.ngặt ngoẽo
18.ngẹo đầu
19.nghẹo đầu
20.ngoẹo đầu.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Page
1
2
Xem tat ca
- Xem Tung trang
|
|
dongtahoangds
member
REF: 293580
01/29/2008
|
Trước hết xin cảm tạ bác OTOTOT
Bác đă sưu khảo rất kỷ lưỡng về ngữ pháp của những dạng nguyên âm ghép trong tiếng Việt.
Xin trả lời cho Kitharan về cái gọi là chế độ ngôn ngữ:
-Tiếng Việt hiện tại đă có từ 1922, được phổ cập hoá 1932, được đúc kết vào Hàn Lâm 1959 và được sử dụng cho đến ngày nay.
-Công dụng của ngôn ngữ là truyền thông và truyền đạt theo tánh chất tự nhiên của nó.
-Sự phát kiến chữ mới luôn luôn được đúc kết hằng mỗi năm từ sau 1959.
-Tuy nhiên v́ đất nước lâm vào cảnh chiến tranh và phân ranh 1955-1975 nên sự thống nhất về kiết tập bị gián đoạn.
Ở miền Nam ngôn ngữ tự nó không thay đổi và được phát huy rộng răi không g̣ bó
Ở miền Bắc ngôn ngữ sở dĩ được biến dạng để phù hợp theo tinh thần của chính quyền, muốn thành lập một loại ngôn ngữ riêng độc lập với loại ngôn ngữ trước 1959 và so với loại ngôn ngữ ở niềm Nam và ngày nay cũng thế.
Sở dĩ ta có những chữ khác biệt không phải là sự phân hoá của ngôn ngữ mà là sự phân chia vào hệ thống riêng mà thôi.
Ví dụ : Bức xúc, thuyết phục, khẩn trương, chất lượng, tham quan...được dùng rất thường xuyên trong ngôn ngữ hiện tại mặc dầu có khi không chỉnh lắm.
Cũng giống như Nga Mi và Vơ Đang trong Cô Gái Đồ Long, cùng một gốc từ Quách Song, con gái Quách Tĩnh và Hoàng Dung, Thần Điêu Đại Hiệp nhưng đến đời Trương Vô Kỵ th́ mới có sự khác biệt về vơ công và chiêu thức.
Tóm lại ngôn ngữ cũng vẫn là ngôn ngữ, là nhịp cầu nối liền tư tưởng của con người, sự chính xác và tánh phổ cập là ch́a khoá của ngôn ngữ.
Thân ái,
HDS
|
|
ototot
member
REF: 293607
01/29/2008
|
Tôi rất đồng ư với đthds khi đề cập đến sự ra đời cuả những từ ngữ theo nhu cầu nhất thời, một vấn đề rất nhạy cảm trên diễn đàn này.
Có điều "trái khoáy" là có những người quan tâm lâu dài đến tiền đồ tiếng Việt, th́ ra sức kêu gọi phải làm trong sáng tiếng Việt. Trong khi đó, th́ cũng có những người cố ư làm cho nó ... tối tăm đi!
Ai có từ điển tiếng Anh, thử tra nghiă cuả từ "obscurantism" ("tối tăm chủ nghiă"!) sẽ thấy nó định nghiă "tối tăm chủ nghiă" là chủ trương- Ngược với sự gia tăng hay truyền bá kiến thức (opposition to the increase and spread of knowledge). Vậy là tương tự như từ "chính sách ngu dân" (ignorantism).
- Cố ư làm cho tối nghiă hay cố ư tránh sự minh bạch (deliberate obscurity or evasion of clarity)
Thân ái,
|
|
kitharan
member
REF: 293700
01/29/2008
|
Đồng ý với đông tà hoàng dược sư !
Hiện nay nhiều người đang quay trở lại lối viết như ở miền Nam trước 1975. VÀ sau gần 3 thập kỷ cải cách chữ viết hoa cho học sinh__Viết hoa theo dạng khối (block capital) của các nhà cải cách giáo dục XHCN__đã thất bại nên hiện giờ Bộ Giáo dục cho trẻ em tiểu học bắt đầu được học lại cách viết chữ hoa như cũ, nghĩa là như chúng ta học ở miền Nam trước 1975 !
Và hiện nay tuy chưa chính thức nhưng nhiều người trở lại cách viết chữ y như chúng ta đã học trước đây !!! (viết chữ y hay i như dongtahoangds đã nói ở trên)
Về các từ tôi nêu ra ở trên thì ở các từ điển cũ ở miền Nam trước 1975 như của
ĐÀo duy Anh, Nguyễn văn Khôn, Lê bá Kong hay các từ điển hiện giờ đều y như nhau. Không thay đổi, các bạn chỉ cần lật từ điển ra là biết, chứ võ đoán như hoasim thì không có căn cứ
|
|
hoasim1977
member
REF: 293750
01/29/2008
|
Kính bác Ototot,
Trước tiên Hoasim xin nói Hoasim ko phải ko biết trong Tiếng Việt có những nguyên âm ba (uya, oai, oăn,...). Nhưng quả thật ban đầu Hoasim rất nghi ngờ về UYU và OEO (có lẽ rất ít gặp nên HS đă nhầm lẫn)
Hoasim rất chân thành cám ơn Bác Ototot đă giúp HS hiểu nhiều hơn.
Chúc bác Ototot luôn dồi dào sức khỏe và HS mong sẽ được học hỏi ở bác nhiều điều bổ ích.
|
|
kaigan
member
REF: 297319
02/05/2008
|
chào bạn kitharan va pà kon,
kaigan cũng tră lời là : không, kaigan không giỏi tiếng Việt hehehe
nhưng vào đây học được rất nhiều, cám ơn các bạn nhé
chúc tết VN vui vẽ!!!!!
- kaigan
|
|
dongtahoangds
member
REF: 297334
02/05/2008
|
Kitharan thân mến,
Lâu lắm mới có dip gặp bạn, xin chúc bạn năm mới vạn sự b́nh an.
Riêng đối với tiếng Việt ta phải nói, nó như nhân t́nh của ta, lúc êm ái ngọt ngào lúc đắng cay khổ ải.
Sức sáng của tiếng Việt là luôn luôn truyền đạt một cách trung thực của ư niệm, chung t́nh với ư niệm mà không hề làm cản trở sức phóng của tư tưởng.
Khi truyền đạt tư tưởng có người chạy quanh, tức là chạy ṿng ṿng, có người thích ngắn gọn, tuy nhiên đó là tinh thần của người muốn truyền đạt chứ ngôn ngữ không có tánh này.
Thấy chữ như thấy người, thực ra cũng khó nói, đây chỉ là một định luật tương đối mà thôi.
Ví dụ :
Ngôn từ
Người nằm đó ngàn năm thao thức măi
Ta hai lần ngôn ngữ rớt ngoài song
Mây hỡi mây xin đưa người vĩnh cửu
Khúc nhạc buồn ray rức măi khôn nguôi
Ai cho ta một khoảng trời rộng mở?
Đón em về ngôn ngữ sẽ lên ngôi...
Bài nầy Đông Tà làm lúc rất mê Triết Việt
Có người hiểu, có người sẽ không, nhưng ngôn ngữ vẫn măi là người t́nh chung thuỷ.
HDS
|
|
kitharan
member
REF: 297350
02/05/2008
|
To: dongtahoangds
Thơ bạn hay lắm, ngôn từ có sức mạnh của nó nếu ta biết dùng. Chắc bạn cũng biết lời bài Words của Beegees: "It's only words, and words are all I have to take your heart away."
Nhân đây xin nêu hai trường hợp này mà người ta thường hay viết lộn với nhau:
a. Giòng Sông hay Dòng Sông
b. Nhòm thấy hay Dòm thấy
thí du:
Tôi nhòm thấy hai con chim trong bụi rậm
Tôi dòm thấy hai con chim trong bụi rậm
Theo các bạn cách viết nào đúng ?
|
|
dongtahoangds
member
REF: 297365
02/05/2008
|
Thưa bạn Kitharan,
Bạn đă đặt ḷng cảm mến nơi tôi vậy nếu biết ǵ tôi xin tŕnh bày thẳng thắn nhé!.
Bạn viết:
"Nhân đây xin nêu hai trường hợp này mà người ta thường hay viết lộn với nhau:
a. Giòng Sông hay Dòng Sông = 2 chữ này đều hợp lệ, tuy nhiên có vài cách diễn đạt như sau :
1. Gịng giống Lạc Hồng, gịng sông ly biệt, câu chuyện một ḍng sông.
Chữ gịng diễn tả sự liên đới,liên hệ hay liên tục.
2. Ḍng nước xoáy, ḍng nước đục, ḍng thời gian, ḍng âm điện tử, ḍng chữ, dài ḍng...
Chữ ḍng diễn tả sự luân lưu,nối tiếp không ngừng.
Bạn hăy để ư cách viết mà tôi gọi là sự thông minh của ngôn ngữ, nếu như chữ đứng kế trong cụm từ là "gi" th́ người ta thường viết "gi" để có sự thuận âm nếu đọc lên.
"b. Nhòm thấy hay Dòm thấy
thí dụ:
Tôi nhòm thấy hai con chim trong bụi rậm
Tôi dòm thấy hai con chim trong bụi rậm"
3. Hai chữ "nḥm" hay "ḍm" đồng nghĩa với nhau, tuy nhiên đă gọi là sức sáng của ngôn từ nên tùy vào ư niệm muốn diễn tả mà có sự chọn lựa :
a. Tôi nhòm thấy hai con chim trong bụi rậm = có nghĩa là ngó thấy hay nh́n
thấy .
Không cố ư ṭ ṃ, chỉ bất chợt mà thấy.
b. Tôi dòm thấy hai con chim trong bụi rậm (đang tư t́nh với nhau)= thấy, nhưng
có ư ṭ ṃ.
Nếu tôi hỏi Kitharan như hai thí dụ sau th́ anh sẽ hiểu:
Thí dụ.1: Này anh bạn!, anh có nḥm thấy một ánh sao băng trên bầu trời không?
Thí dụ.2: Này anh Kitharan, anh có ḍm thấy cái cô kia mặc áo hở hang quá không?
Đó chính là chữ với nghĩa.
Thân mến,
HDS
|
|
kitharan
member
REF: 297525
02/06/2008
|
Cái hồn của chữ nghĩa th́ tùy theo cảm xúc của mỗi người. Người trí thức cảm nhận không như người b́nh dân. Đấy là lư do tôi cảm thấy những chữ mà nhà nước qui định là i thay cho y dài hồi xưa chúng ta học là vô hồn và có phần thô kệch. Như kỹ sư th́ này được dạy là kĩ sư.
Thôi ta trở lại vấn đề GỈNG/ D̉NG.
Tôi không nghĩ rắc rối phức tạp như vậy. Rất đơn giản chính thức theo từ điển trước 1975 và hiện này th́ viết Ḍng là đúng c̣n Gịng là sai.
Như tôi nói ở trên từ điển VN dù ai viết, viết vào thời kỳ nào th́ cũng lấy giọng bắc làm chuẩn. Mà giọng bắc phân biết được sự khác biệt rất nhỏ giữa D và GI, giọng nam không phân biệt được điều này. Trong cuốn sách học quen thuộc ENGLISH FOR TODAY mà ngày xưa học sinh miền Nam học th́ ông Lê bá Kông trong bản dịch của ḿnh đă có ghi chú ở phần phiên âm là "gi" khác với "d" tôi c̣n quyển sách này (quyển 3).
Trước 1975 khi c̣n nhỏ tôi có đọc một tạp chí có uy tín, có lẽ là tạp chí VĂN, trong đó có độc giả thắc mắc hỏi viết sao là đúng "gịng sông" hay" ḍng sông".
Người trả lời đă dẫn chứng nhiều đoạn văn của cá'c văn sĩ người th́ viết gịng, người th́ viết ḍng. Người trả lời đă không đưa ra kết luận cách viết nào đúng. Rôt cuộc đọc rồi cũng hoang mang. Nhưng tôi bắt đầu chú ư đến điều nay và sau này biết viết Ḍng là đúng hơn. Trong bản dịch bản Le Beau Danube Bleu (the Blue Danube) ông Phạm Duy đă viết Ḍng Sông Xanh chứ không viết Gịng Sông Xanh. Đơn giản v́ PD là người miền bắc và trong tự điển của Nguyễn văn Khôn xuất bản trước 1975, tôi c̣n 2 cuốn dày, ông ta cũng viết là ḍng sông, trong vần gi không hề có từ gịng. Các tự điển VN xuất bản trong nước hiện nay cũng thống nhất dùng Ḍng sông không có từ gịng sông.
Đây là những hiểu biết của tôi về từ này. Tôi đă chú ư đến nó từ khi đọc được thắc mắc của độc giả trên tạp chí ấy, tạp chí có những nhà văn lẫy lừng trước 1975 như Nhă Ca, Cung trầm Tưởng, Ngu Ư.v.v......
Tôi có thói quen đọc sách báo khi c̣n học tiểu học nên nhớ rất rơ. Khi ấy đầu óc c̣n tinh trắng nên hấp thụ rất nhanh. Bây giờ đọc ǵ cũng mau quên không c̣n được như xưa.
|
|
kitharan
member
REF: 297528
02/06/2008
|
Riêng về từ "Nḥm" và "Ḍm" th́ cách viết nào cũng đúng cả.
Hai từ này là một. Nhưng giọng Nam và Trung th́ hay nói Ḍm c̣n giọng bắc th́ nói Nḥm thế thôi.
Hai từ này được công nhận là đều đúng và đồng nghĩa
|
|
kitharan
member
REF: 297549
02/06/2008
|
Riêng cái này ngoài chủ đề___Tôi thấy có một số người Nam bộ phát âm h́nh như không đúng lắm đó là chữ LÙN và LÙNG có phải không các bạn? Cái này th́ thật t́nh tôi nghe có thể sai chăng ? Ai biết chỉ giùm
|
|
kimmaudonhn
member
REF: 297594
02/06/2008
|
Anh Kitharan à, 2 chữ Lùn và Lùng th́ khác hẳn nhau về nghĩa đó chứ. Lùn tức là Thấp c̣n Lùng là lùng sục, truy lùng. MD không hiểu sao anh lại so sánh 2 từ này với nhau. Chuẩn bị giao thừa nhàn rỗi vào thư giăn chút với anh và các bạn.
|
|
dongtahoangds
member
REF: 297608
02/06/2008
|
Anh Kithran,
Nếu anh đã biết rõ sao còn hỏi làm chi.
dòng
· 1 dt. 1. Khối chất lỏng chạy dọc, dài ra: dòng nước Nước mắt chảy thành dòng. 2. Chuỗi dài, kế tiếp không đứt đoạn: dòng người dòng âm thanh dòng suy nghĩ. 3. Hàng ngang trên giấy, trên mặt phẳng: giấy kẻ dòng viết mấy dòng. 4. Tập hợp những người cùng huyết thống, kế tục từ đời này sang đời khác: có đứa con trai nối dòng. 5. Trào lưu văn hóa, tư tưởng được kế thừa, phát triển liên tục: dòng văn học yêu nước.
· 2 đgt. 1. Buông sợi dây từ đầu này đến đầu kia để kéo vật ở xa đến gần: dòng dây xuống hang. 2. Kéo, dắt đi theo bằng sợi dây dài: dòng trâu về nhà.
giòng
dòng, giòng, rông, rụng, ruồng, sòng
|
|
aka47
member
REF: 297631
02/06/2008
|
Chúc Mừng Năm Mới Chú Đông Tà , chú Kitharan.
Nói đến tiếng Việt AK có thắc mắc là VN ḿnh có nhiều địa danh , nghe th́ tưởng tiếng Việt , nhưng nh́n kỹ th́ chẳng có nghĩa ǵ ráo.
Như TP của AK là ĐÀ NẴNG.
Đà Nẵng đâu có nghĩa ǵ đâu.
Vậy ngày xưa Ông Bà ḿnh không hiểu ǵ tiếng Việt phải khong 2 chú?
Vậy Đà Nẵng theo 2 chú th́ có nghĩa ǵ không?
Cảm ơn 2 chú.
|
|
dongtahoangds
member
REF: 297637
02/06/2008
|
AK Thanh Thanh,
Đà Nẵng gốc chữ Chàm có nghĩa là một con sông lớn mở ra
Da Nang's name originated from the Cham word Da Nak, meaning "opening of big
river."
Chúc Cháu mọi sự Khang An,
Chú,
HDS
|
|
anhhoanhat
member
REF: 297668
02/06/2008
|
NĂM MỚI CHÚC BẠN HẠNH PHÚC SỐNG VUI YÊU ĐỜI, hihihihihi,
|
|
aka47
member
REF: 297776
02/06/2008
|
Như Chú nói vậy th́ hầu hết các địa danh của Miền Nam đều do gốc Chàm mà ra và ta lấy giọng âm mà đặt cho.
Nhưng AK nghĩ chỉ một số nào thôi, chẳng hạn Qui Nhơn là nơi dân Chàm sống lâu đời , nhưng 2 chữ Qui Nhơn có vẻ rất Việt Nam.
AK cảm ơn chú nhiều.
Happy New Year chú nha.
Anh Hoa Nhất ui.
Chỗ nào cũng có anh cả , anh nói ǵ nhớ không? Nếu quên th́ sẽ nhắc lại nha.
hịhii
|
|
ototot
member
REF: 297810
02/06/2008
|
Xin các bậc cao minh chỉ cho cái nào đúng, cái nào sai:
Từ Báo Tiền Phong Online
Từ Google (Giới thiệu bài viết cuả GS Tiến Sĩ Phạm Phụ
cuả Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội)
Cám ơn trước,
|
|
kitharan
member
REF: 297838
02/06/2008
|
Hi,kimaudon.
Ở đây người viết chỉ nói về cách phát âm của chữ lùn và lùng chứ không nói về nghĩa.
Người bắc và trung nói về một người có chiều cao khiêm tốn là: ông ấy/bà ấy lùn.
Cùng một ư người nam nói nghe như: ông ấy/ bà ấy "lùng"
Ngoài ra để ư thấy người Nam bộ nói sún răng nghe như là súng răng.
To: đông tà hoàng dược sư.
Bạn quên là topic này thuộc về câu đố mà hi,hi....nên đây là một câu đố thôi.
Cái esnip click vào thấy folder tiếng hát dongtahoang nhưng sao muốn nghe mà chẳng được, chỉ thấy files gif.
kitharan cũng muốn nghe coi thử để so sánh tiếng sư tử hống của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn với giọng ca đông tà hoàng dược sư.
To: Uncle Ototot.
Tiếng Việt hiện nay, bị chi phối bởi báo chí nhiều (như tiếng Mỹ), nên bây giờ mấy ông nhà báo viết sai măi người ta nhập tâm rồi cũng sai theo. Cái sai cứ tồn tại măi thành cái đúng. Như từ "hỗ trợ" trước 75 không dùng với ư giúp đỡ mà có nghĩa là sự giúp đỡ hỗ tương (anh giúp tôi, tôi giúp anh). C̣n hiện nay lại dùng với ư giúp đỡ một chiều. Hoặc từ chia sẻ trước 75 chỉ nói chia sẻ thôi ngày nay người ta hay đảo từ thành sẻ chia và hai từ sẻ chia và chia sẻ cùng có tần số xuất hiện ngang nhau. Từ day dứt hay ray rứt th́ tùy theo giọng nhà báo hay nhà văn (người Nam, trung hay bắc) mà họ viết chứ có quy luật ǵ đâu.
Day dứt hay ray rứt có ư nói băn khoan, áy náy và có phần hối hận trong đó thôi. Bây giờ có nhiều từ do cá nhân nào đó, đặc biệt là nhà văn hay nhà báo, tự chế mà nếu không theo dơi th́ không hiểu kịp. Như bức xúc chẳng hạn ngày xưa người ta nói bức bối, bức rứt th́ nay hay dùng bức xúc___có lẽ muốn nói cảm xúc bức rứt ??? Từ này tôi chưa tra tự điển nên cũng chưa rơ lắm.
|
Page
1
2
Xem tat ca
- Xem Tung trang
|
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|