ototot
member
ID 73618
10/08/2012
|
Các Giải Nobel Cho Năm 2012 Đây!!!
Các Giải Nobel Cho Năm 2012 Đây!!!
Các nhà khảo cứu người Anh tên John Gurdon và người Nhật tên Shinya Yamanaka đă đoạt Giải Nobel Y Khoa (Nobel Prize in Medicine) năm nay, 2012, nhờ có công khám phá ra rằng những tế bào chuyên biệt trưởng thành cuả cơ thể con người có thể "tái lập tŕnh" (reprogrammed) để tạo thành những tế bào gốc (stem cells) -- một khám phá mà các khoa học gia hy vọng có thể đem áp dụng để điều trị những bệnh như Parkinson, cũng như nghiên cứu được căn nguyên cuả nhiều bệnh khác mà đến nay chưa t́m được cách chưă!
Cụ Gurdon, 79 tuổi, đă từng là giáo sư sinh học tại Đại Học Cambridge ở Anh; c̣n ông Yamanaka, sinh năm 1962 (năm nay vưà tṛn 50), làm việc tại Viện Gladstone ở San Francisco, Mỹ; và Viện Khoa Học & Công Nghệ Nara ở Nhật.
Giải Y Khoa này là Nobel Prize đầu tiên được loan báo trong năm nay 2012.
Giải Vật Lư sẽ được loan báo ngày mai, Thứ Ba; rồi Giải Hoá Học vào Thứ Tư, Giải Văn Chương vào Thứ Năm, và Giải Hoà B́nh vào Thứ Sáu.
Ototot lập thành tiết mục để tiếp tục cập nhật hoá tin tức về những giải Nobel khác trong tuần này, mà tất cả chúng ta chắc là đang hồi hộp chờ mong, biết đâu sẽ chẳng có tên … Việt Nam ḿnh!
Bà con thử đoán xem, nếu Việt Nam có cơ may đoạt giải, th́ ở giải nào???
Thân ái,
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Page
1
2
Xem tat ca
- Xem Tung trang
|
|
ototot
member
REF: 640792
10/12/2012
|
V́ tính chất vô cùng quan trọng cuả giải này, tôi xin được dịch nguyên văn bản công bố chính thức cho báo chí thế giới (press release) cuả trang mạng chính thức (official website) cuả Giải Nobel có điạ chỉ là NobelPrize.org như sau:
Uỷ Ban Nobel Na Uy đă quyết định rằng Giải Nobel Hoà B́nh 2012 được trao tặng cho Liên Âu (EU). Liên hiệp này và các nước tiên phong cuả nó đă trong suốt trên sáu thập kỷ đóng góp cho sự thăng tiến cuả hoà b́nh và hoà giải, dân chủ và nhân quyền ở Châu Âu.
Trong những năm xen kẽ, Uỷ Ban Nobel Na Uy đă từng trao giải cho những cá nhân mưu t́m hoà giải giưă Đức và Pháp. Từ 1945, sự hoà giải đó đă trở thành hiện thực. Những thảm hoạ kinh hoàng trong Thế Chiến II chỉ cho thấy cần phải có một Châu Âu mới. Trong thời gian trên 70 năm, Đức và Pháp đă có 3 cuộc chiến tranh với nhau. Ngày nay, chiến tranh giưă Đức và Pháp là điều không thể quan niệm được nưă. Điều đó cho thấy thông qua những nỗ lực có mục đích chính đáng và nếu xây dựng được ḷng tin lẫn nhau, những thù địch cuả lịch sử vẫn có thể trở nên đối tác thân thiết cuả nhau.
Trong những năm cuả thập kỷ 1980, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đă gia nhập EU. Phải có dân chủ, là một điều kiện để là thành viên. Sụp đổ cuả Bức Tường Bá Linh đă tạo điều kiện tham gia cuả nhiều quốc gia Trung và Đông Âu, như thế là mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử Châu Âu. Chia rẽ giưă Đông và Tây ở đại thể đă được chấm dứt; dân chủ đă được củng cố, nhiều xung đột bắt nguồn từ mâu thuẫn sắc tộc đă được giải quyết.
Tiếp nhận Croatia vào EU trong năm tới, những thương thuyết để mở cưả cho Montenegro gia nhập, và ban qui chế được xin gia nhập cho Serbia, là tất cả những ǵ cần thiết cho việc củng cố tiến tŕnh hoà giải ở vùng Balkan. Trong thập kỷ qua, khả năng cho Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập cũng thăng tiến được dân chủ và nhân quyền cho nước này.
Trong hiện tại, EU đang kinh qua những khó khăn nghiêm trọng về kinh tế và những bất ổn to lớn về xă hội. Uỷ Ban Nobel Na Uy ước mong có thể tập chú vào điều mà Uỷ Ban coi là quan trọng nhất cho EU : cuộc đấu tranh thắng lợi cho hoà b́nh và hoà giải, và cho dân chủ cùng nhân quyền. Vai tṛ tạo ổn định mà EU nắm giữ đă giúp cho việc biến đổi hầu hết Châu Âu, từ một lục điạ chiến tranh, thành một lục điạ hoà b́nh.
Công việc cuả EU biểu tượng cho "t́nh huynh đệ giưă các quốc gia" và đưa đến việc thành lập những "nghị viện hoà b́nh" mà Alfred Nobel đă ám chỉ như là những tiêu chí để ban thưởng Giải Hoà B́nh trong bản di chúc năm 1895 cuả ông.
Oslo, ngày 12 tháng 10 năm 2012.
Các bạn trên diễn đàn thân mến:
Tôi đă bỏ thời gian ra chuyển dịch toàn bộ bài này, cũng như các bạn bỏ thời gian ra đọc một đề tài, mới xem có vẻ như phù phiếm, chứ không thiết thực cho cuộc sống hàng ngày, mà nghĩ lại cũng là ao ước cuả chúng ta, sống ở một quốc gia Đông Nam Á, rồi đây cũng sẽ được hưởng một tương lai tốt đẹp như cuả Liên Âu, nhất là trong bối cảnh đầy chia rẽ, ăn mảnh, mâu thuẫn, khích bác, đàn áp, ích kỷ, thậm chí thù địch nhau ở những mức độ khác nhau, như ta thấy ở Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á, quen gọi là ASEAN! Chúng ta chỉ nhận thấy rơ nét những hiện tượng tiêu cực đáng hổ thẹn này sau khi bọn Đại Hán khuấy động Biển Đông và đang ra sức gây chia rẽ Hiệp Hội ASEAN này...!
Mong thay!!!
Thân ái,
|
|
rongchoi123
member
REF: 640806
10/12/2012
|
Tuy rằng, nhiều người không đồng ý giải Nobel hoà bình cho EU nhưng thật ra giải này sinh sau đẻ muộn, lại thật khó xét.
Chuyến trước Lưu Hiển Ba và cả đại diện của ông cũng không được đi lãnh giải, chuyến này tàu chệt (mà ở đây có chukimf óc bò là biểu tượng) không biết cho cho Mạc Ngôn đi lãnh thưởng Nobel văn chương hay không?
Nếu cho Mạc Ngôn đi thì lòi ra cái độc tài, gian ác khi không cho ông Lưu đi. Mà không cho đi thì coi như quay lưng với cả thế giới.
Tàu chệt đang suy tính vụ này, nhất là khi Mạc Ngôn vừa mới trả lời phỏng vấn là mong cho ông Lưu Hiển Ba mau ra tù.
|
|
chukimf3
member
REF: 640808
10/12/2012
|
Mày bệnh rồi rongchoi ạ. Nếu mày b́nh thường th́ những thứ ngu xuẩn trước đấy đă không phun ra.
Mày nghĩ giải Nobel là cái ǵ mà toan tính theo cái kiểu ngớ ngẩn của mày?
Anh nói nghiêm túc là mày dốt quá sức tưởng tượng của anh. Mày chơi mạng để thủ dâm tinh thần, nhưng thủ dâm tinh thần như thế này anh cũng thấy ái ngại.
Mạng xóa nḥa khoảng cách nên mày mới cạnh khóe được anh, chứ ngoài đời xách dẹp cho anh cũng không xứng đáng.
|
|
rongchoi123
member
REF: 640810
10/12/2012
|
chukimf óc đây rùi hi,hi,.... chukimf óc bò làm bẩn diễn đàn của cụ.
Cái giọng điệu giống anh hàng thịt luồn trôn thiên hạ quá, còn đâu uy danh kỹ sư óc bò !!!!
|
|
chukimf3
member
REF: 640814
10/12/2012
|
Những lời lẽ của anh dành cho mày quá thô lỗ v́ mày quá ngu nên phải chửi thẳng vào mặt mày như thế.
Lư ra anh giải thích cho mày nguồn gốc của giải thưởng Nobel, thành phần ban giám khảo, chính quyền Nauy có hay không ảnh hưởng đến hội đồng này không...
Mày chưa bằng con ếch ngồi đáy giếng phát bừa rằng ông này hơn ông kia th́ anh coi là cảm nhận rất riêng tư thôi. Nhưng nói v́ lọ, v́ chai mà Mạc Ngôn nhận giải thưởng Nobel th́ quá ngu xuẩn.
Anh nói cho mày rơ là chính phủ Nauy không gây được ảnh hưởng đến quyết định trao giải. Ngày xưa Nauy đă có ư kiển là chỉ trao giải cho người Nauy thôi đă bị phản đối quyết liệt.
Mày nói năng ngớ ngẩn anh tha, ngu cũng có mức độ thôi. Anh đă cảnh báo là nói ngu rồi th́ nói ít thôi. Không nghe lại cứ nói nhiều bị anh chửi. Bị anh chửi lại rạch mặt ăn vạ.
Ôi ước ǵ mày biết mày ngu đến mức độ nào.
|
|
rongchoi123
member
REF: 640815
10/12/2012
|
chukimf óc bò hình như có vẻ cay cú, bốc mùi thum thủm rùi, hi,hi,...
Bỗng dưng chukimf óc bò lôi chính phủ Na Uy vào đây làm gì??? đến này mà chukimf vẫn còn vẻ cay cú vì Lưu Hiển Ba được giải chăng???
Hết thuốc chữa cho óc bò rùi hi,hi,.... óc bò tự cho mình là thông thái mà sao óc bò không khơi gợi được điều gì mới ở giải này nhỉ? Những phát minh, nghiên cứu đoạt giải Nobel sẽ có triễn vọng áp dụng ra sao mà anh hàng thịt luồn trôn thiên hạ kiêm kỹ sư xe đạp óc bò không đưa ra được nỗi một nhận đinh nào sao???
|
|
chukimf3
member
REF: 640818
10/12/2012
|
Điều cuối cùng trong topic này anh nói với cu em rongchoi là mày viết thế này sau đọc lại sẽ ngượng đỏ đít đấy.
Ngu vượt ngưỡng rồi, anh thua thằng ngu.
|
|
rongchoi123
member
REF: 640819
10/12/2012
|
chukimf óc bò hãy cho biết vì sao lôi chính phủ Na Uy vào đây? óc bò chưa giải thích à nhe.
Óc bò vô đây xả rác rồi bỏ đi. Đúng là anh hàng thịt luồn trôn thiên hạ, không đúng với phong cách kỹ sư xe đạp gì cả hi,hi,...
|
|
huutrinon
member
REF: 640824
10/13/2012
|
Chào các bạn,
Theo ư HTN (khg chắc chắn lắm à nghe!),Kim khờ nó lộn xộn rồi đó! Nói tới giải Nobel th́ fải nhắc tới chính fủ Afghanistan chớ!? (sao lại chính fủ Nauy? Bạn RC123 thử hỏi lại thằng Kim coi! kái này chắc nó rành hơn RC123 đó!?)...Chúc các bạn rơ ràng,khg lộn xộn!...
|
|
rongchoi123
member
REF: 640825
10/13/2012
|
chukimf óc bò thấy mình lộn xộn chưa? Anh huutrinon dạy dỗ mà không thông nữa thì về xé cái bằng kỹ sư rởm đi cho rùi hi,hi,.....
Người ta nói về uỷ ban trao giải Nobel mà chukimf óc bò cứ cố nhét cái chính phủ Na uy vào thì đúng là thua cả con bò !!!
Có lẽ do cái tư duy đỉnh cao của xã hội chủ nghĩa nên chukimf óc bò nghĩ ở nước người ta uỷ ban nào cũng do nhà nước nắm đầu như mấy nước cộng sản của chukimf óc bò chăng?
|
|
ototot
member
REF: 640831
10/13/2012
|
Giải Nobel Khoa Học Kinh Tế 2012 chưa được công bố, và chắc sớm nhất chắc cũng phải chờ đến chiều Thứ Hai, 15 tháng 10 năm 2012 mới có kết quả.
Những người quan tâm theo dơi các Giải Nobel 2012, chắc đang nôn nóng chờ đợi để xem thời buổi này, kinh tế thế giới đang bị chao đảo, nơi th́ lo lắng chống đỡ, chỗ th́ hớn hở đi lên, ngôi thứ giàu nghèo thay đổi tùm lum..., th́ rồi đây Giải Thưởng năm nay sẽ về tay ai?
Người ta nôn nóng cũng phải, v́ thực ra không thiếu ǵ người quen gọi nó là Giải Nobel Kinh Tế (Nobel Prize in Economics) cho gọn, thay v́ phải dài gịng hơn là Giải Nobel Khoa Học Kinh Tế (Nobel Prize in Economic Sciences), hay đầy đủ hơn nưă th́ danh xưng chính thức phải là Giải Sveriges Riksbank về Khoa Học Kinh Tế để Tưởng Niệm Alfred Nobel (Sveriges Riksbank Prize in Economic Sciences in Memory of Alfred Nobel). (Sveriges Riksbank là tên cuả Ngân Hàng Trung Ương Thụy Điển, đă lập ra giải để kỷ niệm 300 năm thành lập.)
Sở dĩ phải nói rơ như vậy để tránh t́nh trạng "lạc quan tếu" cuả một số người nhẹ dạ... cho rằng phen này ḿnh đang nghèo mạt th́ ...sẽ giàu to và chẳng bao lâu nưă sẽ đứng đầu thế giới..., nên sẽ đồn đoán này nọ...!
Tưởng cũng cần nói thêm, Giải Nobel về Khoa Học Kinh Tế đầu tiên là vào năm 1969 và được trao cho hai nhà kinh tế Hoà Lan và Na Uy là Jan Tinbergen và Ragnar Frisch, v́ đă có công "triển khai và ứng dụng những mô h́nh sinh động để phân tích những tiến tŕnh kinh tế".
Thân ái,
|
|
ototot
member
REF: 640833
10/13/2012
|
Vưà rồi, tôi thấy có khách đến thăm nhà, đề cập đến việc tặng thưởng các giải Nobel... Thực t́nh mà nói, đánh giá việc làm cuả người khác, thường không đơn giản, khi mà người th́ đánh giá công việc cuả người, người nước này đánh giá công việc cuả người nước kia!
Việc b́nh bầu th́ bao giờ chẳng tương đối, rất tương đối! Vậy th́ việc tuyển chọn để trao giải Nobel cũng thế thôi, và tất nhiên là phải có tranh căi, dù là trong lănh vực khoa học thực nghiệm hay nhân văn, huống chi ở diễn đàn này! (Ai có th́ giờ và đọc được tiếng Anh, cứ thử vào trang chủ cuả NobelPrize mà xem thiên hạ khen chê om ṣm những việc b́nh bầu như thế nào!)
Tuy nhiên cũng nên thử t́m hiểu một chút về "Uỷ Ban Nobel Na Uy 2012" (The Norwegian Nobel Committee), mà theo website chính thức cuả họ, ví dụ về Giải Hoà B́nh, th́:
"Giải Nobel Hoà B́nh được quyết định bởi một Uỷ Ban gồm 5 người, do Nghị Viện Na Uy đề cử. Theo điều lệ do nghị viện này qui định, uỷ ban có nhiệm kỳ 6 năm…. Thành phần cuả Uỷ Ban th́ tuỳ thuộc vào Đảng nào chiếm đa số ở nghị viện…"
Nh́n vào thành phần cuả Uỷ Ban, tôi thấy có 2 ông và những 3 bà!
Thân ái,
|
|
rongchoi123
member
REF: 640837
10/13/2012
|
Trong lúc chờ đợi giải Nobel kinh tế rongchoi xin copy một bài báo trên một tờ báo lá cải nổi tiếng hay nổi tiếng là báo lá cải là phunutoday bài báo này viết từ một sự cố của một cô giáo có bằng thạc sĩ (có lẽ là nhỉnh hơn bằng kỹ sư của chukimf óc bò tí chút ? ) dạy văn ở một trường ở Hà Nội khi để học sinh làm bài về câu ca dao "Canh gà Thọ Xương" mà học sinh lại nói đó là món soup gà nổi tiếng của Hồ Tây, Hà Nội. Chuyện thì rongchoi không rõ lắm, nhưng cô không buồn sửa nên học trò tưởng là món ăn đó có thật có đứa còn về bảo cha mẹ dắt đi Hô Tây ăn món đặc sản canh gà!
Đọc để giải trí cười vui chút thui, chứ mấy chuyện lá cải này thì ở VN nhiều lắm. Không ý kiến nổi nữa.
Bấm vào đây xem nguồn
Cô giáo gặp hạn canh gà, Mạc Ngôn thua xa… Nguyễn Dữ?
Trong khi một cô giáo trẻ phải nhập viện v́ món “canh gà Thọ Xương”, th́ những người đào tạo ra cô lại phát kiến ra một khái niệm hoàn toàn mới cho văn học thế giới, khiến nhà văn vừa đoạt giải Nobel Mạc Ngôn phải đỏ mặt.
Từ mấy hôm nay, món canh gà bỗng dưng trở thành đề tài thời sự vô cùng nóng bỏng trên tất tần tật các báo, từ những tờ vốn tự coi ḿnh là nghiêm túc đến những nơi được gán mác lá cải. Theo những thông tin đầu tiên từ các em học sinh trường Lomonoxop tại Hà Nội, th́ món canh gà này được cô giáo Hà Thu Thủy nhắc đến khi giảng bài ca dao trứ danh “Gió đưa cành trúc la đà…”
Nghe nói nhà văn Mạc Ngôn vẫn chưa hết ngỡ ngàng với món canh gà Thọ Xương th́ đă choáng váng với ḍng thơ sexy Việt Nam.
Ngay lập tức, các nhà báo cùng đông đảo cộng đồng mạng đă nhiệt t́nh b́nh luận, bên cạnh những ḥn đá ḥn ch́, c̣n có không ít những câu chuyện tiếu lâm như thể lâu lắm rồi xă hội mới có một ca đáng cười đến thế. Để rồi, sau một ngày, lại có những tiếng nói cho rằng không nên quá nặng tay với cô giáo trẻ này như vậy, rằng đây không phải là lỗi nhận thức mà chỉ do người dạy c̣n ít kinh nghiệm… Thậm chí, người ta c̣n lập hẳn một trang ủng hộ cô giáo Thủy trên Facebook, với những lời van xin thống thiết từ phía học tṛ.
Trước tiên, ta cứ phải dành những lời ca ngợi cho cánh nhà báo và cả dư luận xă hội đă không tiếc những lời mỉa mai, những cái cười khẩy. Hẳn nhiên, điều đó chứng tỏ rằng người ta có quyền thể hiện ư kiến của ḿnh trước những vấn đề xă hội, từ bé như con kiến đến to như con voi. Cứ cho là cô Thủy không có lỗi đi, th́ cũng xin cô đừng oán hận dư luận, bởi nghĩ cho cùng th́ h́nh như cái đám đông rầm rầm như muốn ăn sống nuốt tươi cô cũng chẳng có lỗi ǵ.
Quư vị hăy thử b́nh tâm lại một chút, sẽ thấy những ḥn đá ném về phía cô Thủy không phải chỉ dành cho cô, nhưng có khi ngay cả những người ném nhiệt t́nh nhất cũng không biết họ muốn ném vào đâu. Canh gà Thọ Xương có thể chỉ là một pha sểnh miệng, nhưng ai bảo cô lại chọn nghề giáo viên, tức là một phần trong ngành giáo dục vốn có rất nhiều thành tựu của Việt Nam.
Về chất lượng dạy dỗ, đào tạo, th́ cứ nh́n đội ngũ sinh viên ra trường tiếp thu được nhiều kiến thức đến nỗi hầu như doanh nghiệp nào cũng phải đào tạo lại là đủ để quư vị tự đưa ra kết luận, khỏi phải nói nhiều. C̣n thứ quan trọng hơn, theo đúng thứ tự trong khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” mà bất cứ trường nào, lớp nào cũng treo trang trọng như một thứ phép màu, th́ c̣n nhiều ví dụ sinh động, chân thực hơn nữa: Trong khi clip thi tốt nghiệp Đồi Ngô minh họa hùng hồn cho quyết tâm nói không với tiêu cực và bệnh thành tích, th́ cơ số clip nữ sinh choảng nhau v́ ti tỉ lư do trên trời dưới biển lại khẳng định cho mô h́nh trường học thân thiện, học sinh tích cực…
Trong bối cảnh ấy, bát canh gà của cô giáo Thủy đương nhiên sẽ có được cái vinh dự là nơi đón nhận sự hậm hực và điên tiết của người đời, nhất là khi các bậc phụ huynh đang thở dài ngao ngán với đủ mọi khoản tiền trường đầu năm, hiện đang được báo chí đồng thanh ca cẩm như dàn nhạc ve mùa hè đinh tai nhức óc. Trời đất quỷ thần ơi, nói măi nói hoài mà chẳng thấy có vị đạo cao đức trọng nào mở miệng trả lời, dù là qua quấy, để chứng tỏ rằng các vị vẫn chưa điếc hẳn.
Thế là, cô giáo trẻ vừa mới chân ướt chân ráo ra trường bỗng nhiên trở thành một mục tiêu vô cùng hấp dẫn, và cũng vô cùng cần thiết, để người ta dồn vào đấy đủ mọi bực dọc, như thể cô có đủ ngh́n mắt ngh́n tay để làm hỏng cả một thế hệ con em ưu tú vậy. Cả một trận cuồng phong đổ xuống đầu, cô giáo này không phải nhập viện mới là chuyện lạ.
Người viết bài này, cũng từng nuôi một vài đứa con học hành cũng tạm gọi là đến nơi đến chốn, chỉ ngạc nhiên một điều là tại sao cô giáo này lại sớm ngă ḷng làm vậy. Như trên đă nói, ngành Giáo dục ngày nay dường như đă mắc bệnh lănh cảm kinh niên, cho nên phụ huynh và giáo viên có kêu ca th́ cũng là chuyện thường ngày ở huyện, cô có mắc căn bệnh thời đại ấy âu cũng lẽ thường t́nh và ngành Giáo dục cũng chẳng v́ thế mà bớt phần thành tích.
Câu chuyện canh gà đến hôm Thứ Sáu lại được tiếp nối bằng một bài báo ít gây sốt nóng hơn. Báo điện tử Kiến Thức cho hay, hiện nhiều sinh viên đang hết sức quan tâm tới cuốn giáo tŕnh văn học Việt Nam trung đại (tập 2) của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
Cô giáo Hà Thu Thủy là sản phẩm của cơ sở đào tạo sư phạm uy tín nhất Việt Nam này, người ta cũng không rơ liệu có phải cô được dạy về món “canh gà Thọ Xương” ở giảng đường đại học không, nhưng cứ nh́n cuốn giáo tŕnh, người nào nỡ nặng lời với cô cũng cảm thấy hơi áy náy.
Viết về tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”, cuốn sách hùng hồn khẳng định, “những bài thơ của Nhị Khanh (truyện Cây gạo), của Liễu Nhu, Đào Hồng, Hà Nhân (truyện Cuộc ḱ ngộ ở trại Tây)… đă thực sự tạo thành một ḍng thơ sexy trong văn học Việt Nam trung đại. Bởi vậy, Nguyễn Dữ không chỉ là cha đẻ của loại h́nh truyện ngắn Việt Nam, cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn, mà c̣n là cha đẻ của ḍng thơ sexy Việt Nam”.
Chẳng biết các nhà phê b́nh văn học có b́nh luận ǵ không về cái ḍng thơ sếc xi này, nhưng độc giả Việt Nam đă được một phen nghẹn ngào xúc động trước phát kiến mới của các giáo sư trường Đại học Sư phạm. H́nh như cho đến giờ, thế giới vẫn chưa hề có ḍng thơ nào gọi là ḍng thơ sếc xi hết, nên sau đúng một đêm trằn trọc v́ so b́ ghen tị với người Trung Quốc, khi họ có nhà văn thứ 2 đoạt giải Nobel, ta có thể bạo mồm mà khẳng định rằng Nguyễn Dữ là cha đẻ của ḍng văn học sexy toàn cầu. Ái chà chà, “Phong nhũ ph́ độn” (vú to mông nẩy, đă dịch ra tiếng Việt dưới nhan đề Báu vật của đời) của Mạc Ngôn bên Tàu là cái đinh gỉ ǵ chứ, người Việt Nam ta c̣n biết làm thơ sếc xi từ hẳn thế kỷ 16 kia.
Biết đâu đến một lúc nào đó các nhà phê b́nh văn học nước nhà sẽ cho rằng bài ca dao mà cô giáo Thủy gặp hạn là khởi đầu cho ḍng thơ ẩm thực Việt Nam?
(Theo Phunutoday)
.
|
|
lopmot
member
REF: 640849
10/13/2012
|
Kính chào Bác OTOTOT,
Như thường lệ, LM rất cám ơn công sức của Bác giúp LM được đọc những thông tin hữu ích bằng tiếng Việt.
Đọc phần dịch Việt ngữ và chú giải của Bác OT, LM cũng cảm thấy đồng t́nh việc trao giải Nobel hoà b́nh năm 2012 cho Liên minh châu Âu.
Nhưng nếu có tiền lệ EU được giải Nobel hoà b́nh th́ năm sau có thể những tổ chức như WHO, UNICEF, UNHCR, FAO, hay là WB, IMF.. sẽ có thể xếp hàng chờ được vinh danh. Suy cho cùng th́ đóng góp của một cá nhân không thể so sánh và không thể xứng đáng bằng những tổ chức này được.
Những đóng góp của EU nên được vinh danh. EU đang cần thêm nhiều động viên, khích lệ trong thời điểm này.
Năm nay một tổ chức chức chứ không phải một cá nhân được vinh danh là do không có cá nhân xuất sắc đóng góp cho hoà b́nh thế giới hay v́ do nền hoà b́nh thế giới đang có vấn đề? LM thích đề cử hoà b́nh thế giới làm đối tượng được vinh danh năm 2013, không biết phải làm thế nào? Nếu được chọn th́ giải thưởng vô chủ này có thuộc về người đề cử hay là không? (^_^)
Hay là v́ những đóng góp không mệt mơi của Uỷ Ban Nobel Nauy, giải Nobel hoà b́nh năm 2013 họ sẽ xứng đáng nhất?
Rốt cục, theo LM th́ giải Nobel nên duy tŕ truyền thống là giải vinh danh cá nhân.
LM cũng xin nhắc đến một nước mà hai năm liền có công dân được nhận giải Nobel, năm rồi th́ phản đối, yêu cầu không được can thiệp vào công việc nội bộ, chắc năm nay lại vui vẻ nhận. Chính TQ. Nghe nói nhà văn nhận lănh giải có viết về sự kiện 1979. Không biết có chút ǵ bồi thường của Ủy ban trao giải Nobel cho năm rồi và năm nay không??
LM cũng như nhiều người, tự hỏi, US. sẽ bao giờ được vinh danh?
Mong được đọc cảm nhận của Bác và các Bạn hữu.
Cuối tuần vui vẻ.
Thân ái.
LM
|
|
rongchoi123
member
REF: 640852
10/14/2012
|
Trong thời gian chờ cụ Ototot cung cấp thông tin thú vị ta tiếp tục với chuyện vui giải Nobel
Có một đồng nghiệp của Lev Landau ở Viện Vật lư Kỹ thuật vốn chỉ là một nhà vật lư có năng lực vừa phải nhưng lại rất háo danh và thường tỏ ra kiêu ngạo về một đống những kết quả nghiên cứu đi cóp nhặt của người khác.
Một hôm, ông ta bỗng nhận được một bức điện không biết từ đâu ra, báo rằng ông ta được giải Nobel. Bức điện cũng chỉ dẫn rằng, ông ta cần phải chuẩn bị ngay một bản tổng kết chi tiết tất cả các công tŕnh của ḿnh rồi nộp hai bản sao cho trưởng khoa vật lư lư thuyết (Landau) vào một ngày nhất định. Ông này khi ấy đă hồ hởi đến mức không cần để ư xem ngày ấy có ǵ đặc biệt hay không.
Vô cùng tự cao tự đại, ông ta loan báo ầm ĩ với các đồng nghiệp để có thể nhận được những lời tung hô, chúc tụng từ họ. Sau khi hoàn thành cái hồ sơ "hoành tráng" của ḿnh, ông ta đến thẳng văn pḥng của Landau, hiên ngang bước vào, đặt đống hồ sơ lên mặt bàn. "Ông thực sự tin rằng một giải Nobel sẽ được trao cho cái thứ rác rưởi này ư?", Landau điềm nhiên hỏi, và với vẻ mặt đầy tinh nghịch ông đưa cho "nhà vật lư vĩ đại" xem lại quyển lịch: hôm nay là ngày mùng 1 tháng 4.
chú thích: Lev Landau là nhà bác học Nga đoạt giải Nobel vật lý năm 1962.
ngày 1 tháng 4 là ngày cá tháng tư, ngày nói dối cho dzui, xí gạt nhau
Việt Nam cũng có chuyện !
Câu hỏi đặt ra cho giải Nobel năm ngoái là: "Nếu bạn có 1 chiếc máy bay và 1 trái bom, bạn sẽ làm ǵ?".
Mỹ: "Bỏ trái bom lên máy bay, ném sang các nước hồi giáo."
Binladen: "Đổ đầy nhiên liệu, lái máy bay cùng bom + hành khách đâm vào nước Mỹ."
Việt Nam: "Bom đem cưa lấy thuốc nổ và lấy sắt, máy bay đem cưa lấy nhôm...bán ve chai cái nào cũng kiếm được tiền..."
Cuối cùng Việt Nam được trao 2 giải Nobel về Kinh Tế và Ḥa B́nh...
chú thích: ở VN do đói kém, nên cái gì bán được là bán tất, kim loại là phế liệu được ưa chuộng. Nắp cống (có lõi sắt) bị cạy đem đập lấy thép xây dựng, lan can đường ven biển mới xây bị gỡ bán, ..... kỹ sư xây dựng ( không phải kỹ sư xe đạp như chukimf óc bò đâu nhe) thì rút bớt sắt thép khi thi công,....
|
|
huutrinon
member
REF: 640859
10/14/2012
|
Chào các bạn,
"...chú thích: ở VN do đói kém, nên cái gì bán được là bán tất, kim loại là phế liệu được ưa chuộng. Nắp cống (có lõi sắt) bị cạy đem đập lấy thép xây dựng, lan can đường ven biển mới xây bị gỡ bán...", tin này của RC123 đưa ra fản ảnh đúng t́nh h́nh ở VN hiện nay(khg xuyên tạc!). Xă hội bại hoại! Cũng là kết wả của 1 sự cai trị thiếu hiệu wả!...Nhớ lại,thời gian sau 1975 (sau khi CS chiếm SG),được ít lâu sau,người dân đi lại trên khắp đất nước,thường hay bị 1 bọn cướp vũ trang chận xe đ̣, cướp bốc,chấn lột!...Thời bấy giờ,đất nước đă được thống nhất,bọn Ngụy đă bị bắt đi học tập căi tạo hết dồi!...bọn nào mà c̣n cầm được vũ khí để đi cướp bốc vậy ḱa!(và chiện này lâu sau cũng lắng dịu,khg bao giờ bắt được kẻ gian!)...Nobel khg có giải 'giểu dỡ',nếu có,c̣n ai wa mặt anh chàng VN này nữa bây giờ!?...
|
|
rongchoi123
member
REF: 640862
10/14/2012
|
Dân nghèo (ở VN)có thể biện hộ là ngu dốt, đường dây điện mà cũng lén cắt đem bán (có trường hợp bị điện giật chết bên cạnh đống dây vương vãi vừa cắt được).... xa quê hương VN đã lâu mà về thì cũng shock với mấy cái này.
.... Nói ra thì bị xa chủ đề của ông Ototot nhưng nói cho thấy cái tiếu lâm cũng có cái lý của nó: Sếp nhận phong bì rồi cho đào tài nguyên bán tất tần tật, thì hỏi sao dân cũng lén noi theo.
Tiếu lâm nhưng phản ảnh cái cay đắng của đất nước. Trong cay đắng thì ta đùa cho lạc quan chút hi,hi,......
Trở lại giải Nobel về kinh tế năm nay chắc cũng dính đến Mỹ bởi từ hồi có giải Nobel kinh tế đến nay là 20 cái giải mà Mỹ chiếm hết 17 giải rùi! Nên e rằng năm nay lại người Mỹ.
|
|
ototot
member
REF: 640866
10/14/2012
|
Để mọi người cùng có một cái nh́n rơ ràng hơn về Giải Nobel Hoà B́nh, tôi xin được ghi chép lại một số chi tiết, lấy từ website chính thức cuả Giải như sau:
Kể từ năm 1901 đến nay, có cả thẩy 92 Giải Nobel Hoà B́nh đă được trao tặng. Nói chung, trong một số năm khốc liệt cuả Thế Chiến I và Thế Chiến II, th́ tất nhiên … chẳng có giải nào cả!
62 Giải Hoà B́nh được trao cho những cá nhân.
28 Giải cho hai cá nhân chia nhau (trong đó có "vụ" Lê Đức Thọ và Kissinger vào năm 1972, trong đó ông Thọ … chê; c̣n ông Kissinger cho người thay mặt đến nhận! "Vụ" này th́ "nhạy cảm" lắm, v́ lịch sử c̣n quá gần, e đưa ra th́ chỉ dẫn đến tranh căi bất tận trên diễn đàn này!)
2 Giải cho 3 người chia nhau.
Đă có cả thẩy 124 người được trao giải
Có 99 lần trao Giải cho cá nhân và 23 lần trao tập thể.
Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế (tức là "Chữ Thập Đỏ") được trao giải … 3 lần.
Văn Pḥng Phủ Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) được trao giải 2 lần.("Ông" này cũng có liên quan nhiều đến Việt Nam, và tôi t́m được quê hương thứ 2 cũng nhờ "ổng". H́ h́!)
Người đoạt giải trẻ nhất là 32 tuổi, già nhất là 87 tuổi.
C̣n rất nhiều thông tin và thật nhiều chi tiết khác nưă, nhưng dài lắm, chỉ dành cho ai có th́ giờ và đọc được tiếng Anh th́ bấm vào đây mà đọc
Thân ái,
|
|
ototot
member
REF: 640879
10/14/2012
|
Trong khi chờ đợi các bản tin mới, mời các bác xem chơi doạn tin này cuả NobelPrize.org
Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn điện thoại cuả Merci Olsson thuộc Cơ Quan Truyền Thông cuả Uỷ Ban Nobel với Jose Manuel Barroso, Chủ Tịch Uỷ Hội Châu Âu, ghi lại sau khi Giải Thưởng Nobel Hoà B́nh 2012 được loan báo dành cho Liên Âu (EU) ngày 12 tháng 10, 2012 vưà qua.
Merci Olsson (MO) : Alô! Chủ tịch Barroso?
Chủ rịch Barroso (PB): Vâng, tôi đây.
MO: Tên tôi là Merci Olsson. Tôi đang gọi từ Nobelprize.org, là trang mạng chính thức cuả Giải Nobel đây. Cho tôi gởi lời chào mừng quư ông đă được trao giải nhé!
PB: Vâng.
MO: Theo ông th́ thông điệp ǵ đă được gởi cho thế giới qua giải thưởng này?
PB: Theo tôi, thông điệp quan trọng nhất là Liên Âu quả là tổ chức mà chúng ta đều phải đánh giá cao, một cái ǵ đó thật quư giá, không những cho châu Âu, mà c̣n cho mọi phần c̣n lại cuả thế giới, v́ EU là một công tŕnh hoà b́nh đă kết hợp lại với nhau những quốc gia nổi lên từ những đổ nát cuả Thế Chiến II. Đó là cái liên hiệp đă đoàn kết họ lại trong hoà b́nh, xung quanh những giá trị về tôn trọng nhân phẩm, tự do, dân chủ, công lư, pháp trị, và tôn trọng nhân quyền. Và EU đă làm được điều đó thông qua những định chế riêng rẽ cuả từng nước, tượng trưng cho những quan tâm chung cuả châu Âu. Do đó, đă trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều dân tộc trên thế giới… Chúng tôi rất tự hào về EU, rằng chúng tôi là những nhà cung cấp vĩ đại nhất trên thế giới về phát triển và trợ giúp nhân đạo cho các nước khác. Tự hào v́ EU là tiền tuyến cuả những nỗ lực toàn cầu bảo vệ hành tinh này để tạo ra tát cả những ǵ tốt lành cho thế giới. Do đó, theo tôi giải thưởng là một vinh dự cho EU với số dân 500 triệu cuả nó, vinh dự cho mỗi quốc gia thành viên, vinh dự cho các định chế cuả nó. Đây là sự nh́n nhận đích đáng cho thành tựu hoà b́nh trên lục điạ cuả chúng tôi, và là nguồn cảm hứng cho khắp thế giới…
MO: Cám ơn ông. Và xin hỏi câu nưă. Ông sẽ gởi ai đi Oslo để thay mặt cho EU nhận giải thưởng này?
PB: Chúng tôi chưa thảo luận việc này. V́ vưà mới nhận được tin thắng giải thôi!
MO: Vâng, tôi đồng ư.
MO: Và ông nghĩ giải này có tác động như thế nào đến cơn khủng hoảng tài chính mà EU hiện đang kinh qua?
PB: Theo tôi, đó là một thông điệp cuả hy vọng và tin tưởng, v́ quả là nó đến trong khi EU đang phải đương đầu với những thách đố. V́ Uỷ Ban cuả Giải Nobel là biểu tượng cho cộng đồng quốc tế, th́ đây cũng là ḷng thán phục và nh́n nhận cuả thế giới đối với EU. Giải thưởng cũng là một thông điệp đem lại niềm tin và sự khích lệ cho những nỗ lực mà chúng tôi đang chứng tỏ để khắc phục những khó khăn mà chúng tôi đang đối mặt.
MO: Cám ơn ông Chủ tịch đă dành thời gian cho cuộc phỏng vấn.
PB: Thank you.
Thân ái,
|
|
ototot
member
REF: 640880
10/14/2012
|
Nhân ngày nghỉ, và trong khi chờ đợi kết quả Giải Nobel Khoa Học Kinh Tế 2012, xin tặng bà con đang học tiếng Anh bản dịch song ngữ, nguyên bản tiếng Anh lấy từ website chính thức cuả www.nobelprize.org dưới đây:
The Sveriges Riksbank Prize in Economic Sciences in Memory of Alfred Nobel
In 1968, Sveriges Riksbank (Sweden's central bank) established the Prize in Economic Sciences in Memory of Alfred Nobel, founder of the Nobel Prize.
The Prize is based on a donation received by the Foundation in 1968 from Sveriges Riksbank on the occasion of the Bank's 300th anniversary.
The first Prize in Economic Sciences was awarded to Ragnar Frisch and Jan Tinbergen in 1969.
The Prize in Economic Sciences in Memory of Alfred Nobel is awarded by the Royal Swedish Academy of Sciences, Stockholm, Sweden, according to the same principles as for the Nobel Prizes that have been awarded since 1901. | Giải Sveriges Riksbank về Khoa Học Kinh Tế Tưởng Niệm Alfred Nobel
Năm 1968, Sveriges Riksbank (Ngân Hàng Trung Ương Thụy Điển) lập ra Giải Khoa Học Kinh Tế Tưởng Niệm Alfred Nobel, người sáng lập Giải Nobel.
Giải này căn cứ vào tặng dữ mà Quỹ này nhận được năm 1968 từ Ngân Hàng Sveriges Riksbank nhân dịp kỷ niệm 300 năm thành lập.
Giải Khoa Học Kinh Tế đầu tiên được tặng cho Ragnar Frisch và Jan Tinbergen năm 1969.
Giải Khoa Học Kinh Tế Tưởng Niệm Alfred Nobel được trao bởi Hàn Lâm Viện Khoa Học Hoàng Gia Thụy Điển tại Stockholm, theo cùng những nguyên tắc lập ra cho các Giải Nobel đă từng được ban thưởng từ 1901. |
Thân ái,
Chú thích: Xin được nhấn mạnh lần nưă: Ngân Hàng Trung Ương Thụy Điển được thành lập năm 1668 và vẫn c̣n hoạt động cho đến ngày hôm nay, tức là ngân hàng ... cao niên nhất thế giới, đến năm nay là 344 tuổi!
|
|
ototot
member
REF: 640913
10/15/2012
|
Đúng như đă dự báo, theo bản tin chính thức phổ biến cho truyền thông thế giới (press release) ngày 15 tháng 10 năm 2012, Hàn Lâm Viện Khoa Học Hoàng Gia Thụy Điển (The Royal Swedish Academy of Sciences) đă quyết định ban tặng Giải Sveriges Riksbank về Khoa Học Kinh Tế Tưởng Niệm Alfred Nobel cho năm 2012, nói ngắn gọn là Giải Nobel về Khoa Học Kinh Tế 2012 cho
Alvin E. Roth
cuả Trường Đại Học Harvard, thành phố Cambridge, Bang Massachusetts, Hoa Kỳ, và Phân Khoa Kinh Doanh Harvard, Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ
và
Lloyd S. Shapley
cuả Đại Học California, Los Angeles, bang California, Hoa Kỳ
v́ đă có công "phát minh ra lư thuyết phân bổ ổn định và thực hành thiết kế tiếp thị" ("for the theory of stable allocations and the practice of market design")
Chắc là tin tức c̣n quá mới, nên ta chưa xem được h́nh ảnh cuả hai nhà khoa học này.
Tuy nhiên, sưu tầm sơ khởi cuả tôi cho thấy:
Alvin E. Roth, sinh năm 1951 (61 tuổi) ở Mỹ, cấp bằng Tiến Sĩ, tốt nghiệp năm 1974 tại Đại Học Stanford, California, ...
Và
Lloyd S. Shapley, sinh năm 1923 (89 tuổi) ở Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ, tốt nghiệp Tiến Sĩ năm 1953 tại Đại Học Princeton, bang New Jersey, Mỹ, Giáo sư Danh Dự Đại Học California, ...
Trong các bài tới, tôi sẽ sưu tầm thêm thông tin về thành tựu cuả hai nhà khoa học này, nhưng cũng mong được đóng góp khác cuả diễn đàn.
Thân ái,
|
|
rongchoi123
member
REF: 640932
10/15/2012
|
Năm ngoái hai ông Mỹ, năm nay cũng hai ông Mỹ. Đúng như dự đoán không sai !
|
|
ototot
member
REF: 640942
10/15/2012
|
Bác rongchoỉ kể ra nói cũng đúng, là hầu hết các Giải Nobel Khoa Học Kinh Tế đều lọt vào tay các chuyên gia, học giả, lư thuyết gia Mỹ, nên nước Mỹ từ hàng trăm năm nay vẫn là cường quốc kinh tế số 1!
Tuy nhiên, măi đến gần đây, mới thấy nước Tầu trỗi dậy, bây giờ đă mon men đến vị trí thứ nh́, đẩy lùi Nhật, Đức... xuống dưới rồi, ít nhất là ở một khiá cạnh nào đó, chứ làm sao dân Tầu b́nh quân có được mức sống như Nhật, Đức...?!
Một số người nhẹ dạ, và có đầu óc thực dụng, lại c̣n đồn đoán, cứ theo đà này, th́ Tầu chẳng bao lâu nưă sẽ ... qua mặt Mỹ luôn, mặc dầu từ ngày thành lập giải này, chưa có chú ba nào được tặng thưởng cả!
Theo tôi, Tầu có thể tiếp tục phát triển kinh tế một cách bền vững hay không, có theo đúng những qui luật cuả khoa học hay không, để vượt lên hàng cường quốc kinh tế số 1, th́ c̣n phải chờ, v́ thịnh vượng kinh tế quá mau thực hiện bằng mánh lới, thủ đoạn..., lúc nào chẳng đưa đến xáo trộn chính trị, bất ổn xă hội, xuống cấp môi trường, v.v..., chưa kể tạo ra những hiểm hoạ đe doạ hoà b́nh thế giới...!
Vậy ta cứ chờ xem!
Thân ái,
|
Page
1
2
Xem tat ca
- Xem Tung trang
|
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|